Năm 2020, Xuất Khẩu Sắn Và Các Sản Phẩm Từ Sắn Tiếp Tục Gặp Khó Khăn

Khép lại năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 948 triệu USD với sản lượng 2,46 triệu tấn, giảm 0,2% về kim ngạch và tăng 2,9% về lượng so với năm ngoái. Với kết quả này, sắn và các sản phẩm từ sắn tiếp tục bị đánh bật ra khỏi Câu lạc bộ các mặt hàng xuất khẩu tỷ đô sau nhiều năm góp mặt.

Năm 2019 xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tiếp tục rời khỏi nhóm các mặt hàng tỷ USD

Về cơ cấu sản phẩm, năm 2019, tinh bột sắn chiếm 85% và sắn lát chiếm có 15% tổng khối lượng xuất khẩu. Trong năm qua, xuất khẩu sắn lát đạt 380.000 tấn, giảm 45,4% so với năm 2018. Riêng xuất khẩu tinh bột sắn bị cạnh tranh rất quyết liệt và các doanh nghiệp chế biến sắn cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với năm 2018. Tổng sản lượng tinh bột sắn của Việt Nam hiện có khoảng 2,3 triệu tấn, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm trên 80%.

Về cơ cấu thị trường, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính trong năm 2019, chiếm tới 89,2% thị phần; tiếp theo là thị trường Hàn Quốc với tỷ trọng 3,1%, Đài Loan 1,5%, Malaysia 1,2%, Philipines 1,2%.Nhu cầu nhập khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Trung Quốc từ Việt Nam đang có xu hướng giảm. Trung Quốc ngày càng tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt các quy định về nhãn mác, bao bì, thông tin sản phẩm tinh bột sắn Việt Nam và siết chặt nhập khẩu qua kênh biên mậu. Bên cạnh đó, tỷ giá giữa đồng USD và Nhân dân tệ (NDT) được điều chỉnh theo chiều hướng đồng NDT giảm nhiều so với đồng USD dẫn đến giá xuất khẩu sắn sang Trung Quốc cũng bị giảm theo.

Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), kể từ tuần đầu tháng 1/2020 đến nay, giá sắn nguyên liệu tại các vùng ổn định ở mức thấp. Vụ sắn 2019 – 2020, khả năng nguồn cung sắn lát của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm so với vụ trước do nguồn cung sắn củ tại các địa phương không tăng mạnh như kỳ vọng; thêm vào đó sắn của Lào, Campuchia được Thái Lan thu mua mạnh. Ngoài ra trong năm 2020, giá ngô và lúa mì được dự báo sẽ tăng mạnh khi nguồn cung nhập khẩu về Việt Nam đạt thấp, do đó nhu cầu tiêu thụ sắn lát từ các nhà máy thức ăn chăn nuôi được nhận định sẽ tốt hơn trong đầu năm 2020.

Hiện nay dù trong mùa cao điểm thu hoạch sắn vụ nhưng hầu hết các nhà máy khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ đều trong tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng do sắn vụ mới trồng muộn hơn; bên cạnh đó điều kiện thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh tràn lan cũng ảnh hưởng xấu tới năng suất và chất lượng sắn củ tươi tại các vùng.

Dự báo năm 2020, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sẽ khó tăng mạnh so với năm 2019 do bị cạnh tranh gay gắt từ các nước Thái Lan, Lào, Camphuchia. Ngoài ra còn có một số khó khăn khác cả về chủ quan lẫn khách quan.

Theo Bizc.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *