Các Công Ty Khởi Nghiệp Ở Đông Nam Á Được Đầu Tư Nhiều Nhất

Không chỉ thống trị những vị trí đầu danh sách, trong số 50 startup nhận được nhiều vốn đầu tư nhất, Singapore vẫn là quốc gia chiếm số lượng áp đảo. Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của một vài cái tên đến từ Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Trong số những công ty khởi nghiệp (startup) gọi được nhiều vốn nhất, có tới 3 cái tên đứng đầu đến từ Singapore và 2 cái tên còn lại đến từ Indonesia.

Grab – Singapore

Theo thống kê từ Techinasia, số tiền mà Grab kêu gọi được đạt 4,8 tỷ USD tính đến giữa tháng 6/2018, dịch vụ gọi xe này đã nhận khoản đầu tư trị giá 1 tỷ USD từ nhà sản xuất ô tô Toyota.

Grab gần như hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường sau thương vụ mua lại đối thủ tại Đông Nam Á là Uber nhưng niềm vui của Grab không kéo dài lâu khi doanh nghiệp này vướng phải các vấn đề liên quan đến luật cạnh tranh.

Không chỉ vậy, hồi cuối tháng 5/2018, ứng dụng gọi xe của Indonesia Go-Jek tuyên bố sẽ mở rộng sang Việt Nam cùng với 3 thị trường khác là Thái Lan, Singapore và Philippines để cạnh tranh trực tiếp với Grab.

Vào đầu tháng 3/2019 vừa qua, Grab tuyên bố vừa nhận thêm 1,46 tỷ USD từ Quỹ Vision của SoftBank (SoftBank Vision Fund – SVF), nâng tổng số vốn huy động được trong vòng gọi vốn Series H hiện tại lên tới hơn 4,5 tỉ USD. Các nhà đầu tư khác trong vòng gọi vốn này gồm có Toyota Motor Corporation, Oppenheimer Funds, Hyundai Motor Group, Booking Holdings, Microsoft Corporation, Ping An Capital và Yamaha Motor.

Năm 2018, Grab đã mở rộng đáng kể hệ sinh thái của mình thông qua quan hệ hợp tác với các công ty hàng đầu thế giới như Toyota, Hyundai, Microsoft và Mastercard.

Ứng dụng gọi xe này cũng đã xác lập quan hệ hợp tác với các công ty hàng đầu trong từng nước và trong khu vực như Central Group và Kasikornbank tại Thái Lan, OVO, Bank BTN và Bank Mandiri tại Indonesia, United Overseas Bank tại Singapore, SM Investment Corporation tại Philippines, Moca tại Việt Nam và Maybank tại Malaysia và nhiều công ty uy tín khác.

Thông tin huy động vốn mới nhất của Grab được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi đối thủ đến từ Indonesia là Go-Jek thông báo được tập đoàn Astra đầu tư 100 triệu USD trong vòng gọi vốn F kỳ vọng mang về ít nhất 2 tỷ USD.

Số vốn này sẽ được sử dụng vào việc mở rộng các dịch vụ của Go-Jek tại Đông Nam Á như Get tại Thái Lan, phát triển tại Việt Nam, Singapore cũng như Philippines, theo Techcrunch.

Lazada – Singapore

Lazada là nền tảng thương mại điện tử hoạt động tại nhiều quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam với khoảng 560 triệu người tiêu dùng. Công ty của Alibaba tại khu vực Đông Nam Á này hiện đứng thứ hai trong danh sách các startup được đầu tư nhiều nhất với 3 tỷ USD.

Nửa cuối tháng 3/2018, gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc cho biết sẽ bơm thêm 2 tỷ USD vào Lazada, thúc đẩy việc mở rộng tại khu vực cũng như cạnh tranh với các đối thủ tại Đông Nam Á như Amazon.

Sea (Garena) – Singapore

Tiền thân là công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực trò chơi điện tử, Garena hiện đổi tên thành Sea và mở rộng sang nhiều lĩnh vực. Năm 2014, Sea cho ra mắt dịch vụ thanh toán kỹ thuật số AirPay và 1 năm sau, ra mắ mảng kinh doanh thương mại điện tử Shopee.

Tuy vậy, mảng kinh doanh trò chơi điện tử vẫn chiếm khoảng 90% doanh thu của công ty này, theo Bloomberg. Tính đến nay, Sea đã gọi vốn được khoảng 2 tỷ USD.

Shopee – Singapore

Được rót vốn từ công ty mẹ SEA (Singapore), Shopee đạt tốc độ tăng trưởng kỷ lục trong năm 2018, chính thức vượt qua Lazada trở thành tên tuổi phổ biến nhất đối với người mua hàng trực tuyến.

Theo Asia Plus, thứ tự bộ ba “ông lớn” trong làng thương mại điện tử hiện này lần lượt là: Shopee, Lazada và Tiki. Điều này đã được dự đoán trước với sự phát triển nhanh chóng của Shopee trong năm 2017.

Cụ thể, Asia Plus chỉ ra, Shopee là trang thương mại điện tử được người dùng nhớ đến nhiều nhất khi mua sắm cho các hạng mục: thời trang, làm đẹp và thực phẩm. Riêng lĩnh vực công nghệ/điện máy, dẫn đầu là Thế Giới Di Động, tiếp đến là Tiki.

Tuy nhiên, về mức độ hài lòng của khách hàng, Tiki lại cao hơn hẳn Shopee và Lazada: 46% khách mua hàng Tiki hài lòng về dịch vụ trong khi chỉ có con số này của Shopee chỉ là 22% còn Lazada là 24%.

Ba sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay đang nhắm tới các tập khách hàng với những sự khác biệt nhất định. Shopee có nhiều khách hàng nữ hơn khách nam, Lazada ngược lại khách hàng nam nhiều hơn khách hàng nữ còn Tiki thì khá cân bằng giữa hai nhóm. Shopee và Tiki có tập khách hàng trẻ trong khi tập khách hàng của Lazada hơi nhỉnh hơn một chút về độ tuổi.

Tokopedia – Indonesia

Với 1,1 tỷ USD đã gọi vốn thành công, Tokopedia hiện đứng vị trí thứ 4 trong số các startup được đầu tư nhiều nhất.

Năm 2014, cái tên này đã làm dậy sóng ngành thương mại điện tử nói riêng và truyền thông của Indonesia nói chung với vòng gọi vốn lớn nhất trong lịch sử startup nước này. SoftBank và Sequoia Capital, hai quỹ đầu tư tài chính đã rót vào đây khoảng 100 triệu USD lúc đó.

Sở hữu nền tảng thương mại điện tử kết nối người mua và người bán, Tokopedia mới đây đã nhận thêm 1,1 tỷ USD từ Alibaba trong tham vọng thống trị Đông Nam Á của gã khổng lồ Trung Quốc này.

Go-Jek – Indonesia

Là một trong những cái tên gây chú ý trong thị trường gọi xe khu vực Đông Nam Á, Go-Jek tiền thân là một startup với ứng dụng gọi taxi và xe ôm, sau đó mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như giao đồ ăn, thực phẩm và cả ví điện tử.

Không lâu sau khi Uber bị Grab thâu tóm, Go-Jek tiết lộ kế hoạch mở rộng sang các thị trường khác là Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Philippines.

Tại Việt Nam, thay vì lấy tên Go-Jek nguyên bản, công ty này hợp tác cùng đội ngũ sáng lập người Việt, đưa ra ứng dụng GO-VIET. Tính đến nay, Go-Jek đã gọi vốn được khoảng 585 triệu USD.

Quốc Khánh

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *