Đem đấu giá hàng loạt khoản nợ xấu

VAMC tiếp tục rao bán đấu giá thêm nhiều khoản nợ xấu trị giá hàng trăm tỉ đồng đã mua từ các ngân hàng thương mại.

Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) vừa thông báo đấu giá tài sản là toàn bộ các khoản nợ xấu của Công ty CP tập đoàn Đông Thiên Phú tại Agribank chi nhánh Sở Giao dịch.

Đây là các khoản nợ xấu của khách hàng đã vay tại Agribank, bao gồm những khoản nợ đã bán sang VAMC thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt và các khoản nợ hiện hạch toán tại Agribank chi nhánh Sở Giao dịch.

Giá khởi điểm của các khoản nợ này là 220,1 tỉ đồng.

Đem đấu giá hàng loạt khoản nợ xấu - Ảnh 1.

VAMC đang đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu. Ảnh: NLĐ

Một khoản nợ xấu khác được VAMC đem bán đấu giá là tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu của Công ty TNHH Thành phố Vàng của Agribank đã bán nợ sang VAMC, với giá khởi điểm 76,3 tỉ đồng. Đây là quyền sử dụng hơn 7.851m2 đất tại quận 9, TP HCM.

Không chỉ thông báo đấu giá tài sản, VAMC cũng liên tục thông báo thu giữ tài sản hoặc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thúc đẩy tiến độ xử lý nợ xấu thời gian gần đây.

Chẳng hạn, VAMC vừa thông báo vừa chọn tổ chức đấu giá tài sản cho khoản nợ của khách hàng là Công ty CP Tiến Nga tại BIDV (VAMC đã uỷ quyền cho ngân hàng này thực hiện xử lý nợ).

Tài sản bảo đảm cho khoản nợ vay gồm 2 hệ thống kho bãi tập trung tại ICD Tân Cảng, Long Bình và Phước Tân (Biên Hoà, Đồng Nai); các quyền sử dụng đất của công ty này ở Biên Hoà, Đồng Nai; quyền đòi nợ và khoản phải thu của các đối tác công ty Tiến Nga.

Giá khởi điểm bán đấu giá khoản nợ tạm tính đến cuối tháng 7-2018 là hơn 667 tỉ đồng, trong đó nợ gốc là 459 tỉ đồng và lãi hơn 208 tỉ đồng.

Trước đó, VAMC cũng thông báo bán đấu giá hàng loạt khoản nợ xấu “khủng” trị giá cả ngàn tỉ đồng sau khi đã mua từ các tổ chức tín dụng.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 6-2018, tỉ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ là 2,09%, giảm so với thời điểm cuối năm 2016 là 2,46%. Các giải pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ với việc kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh, theo Ngân hàng Nhà nước là yếu tố quan trọng góp phần nâng chất lượng tín dụng và giảm tỉ lệ nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, những cơ chế đặc biệt trong Nghị quyết 42 của Chính phủ theo hướng tháo gỡ vướng mắc, tăng thêm quyền cho tổ chức tín dụng trong quá trình xử lý nợ xấu cũng giúp tỉ lệ nợ xấu giảm, việc xử lý nợ xấu triệt để và thực chất hơn.

Theo Thái Phương

Người lao động

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…