Không nới room tín dụng: Chỉ tiêu kế hoạch sẽ phải ‘co kéo’?

“Bên cạnh việc điều chỉnh quy mô hoạt động, tín dụng, cũng như chuyển đổi kinh doanh từ thị trường 1 sang thị trường 2, phải tính cả tới việc điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận cho phù hợp. Không thể cố giữ chỉ tiêu lợi nhuận được khi chỉ tiêu tín dụng bị thu hẹp, dù thực tế 70 – 80% lợi nhuận của ngân hàng dựa vào cho vay”, một chuyên gia cho hay.

Tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2018 của toàn hệ thống đạt 7,88%. Nếu so với hai năm trước, năm 2016 là 8,2% và 2017 là 9,06% thì năm nay ghi nhận con số tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 3 năm qua. Tuy nhiên mức tăng này là phù hợp với diễn biến kinh tế – xã hội những tháng đầu năm cũng như chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống được nhà điều hành đưa ra cho năm nay là 17%.

Không nới room tín dụng: Chỉ tiêu kế hoạch sẽ phải co kéo? - Ảnh 1.

Ngân hàng cần chú trọng đến an toàn vốn hơn là tăng trưởng tín dụng

Lâu nay, việc các ngân hàng xin thêm chỉ tiêu tín dụng đơn giản xuất phát từ nhu cầu của nhà băng. Cũng là điều dễ hiểu khi mà nguồn thu từ tín dụng vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của các ngân hàng, có nghĩa tốc độ tăng trưởng tín dụng càng cao, thu nhập lãi ròng cũng sẽ lớn. Bên cạnh đó, tín dụng tăng tốt cũng giúp các ngân hàng mở rộng được đối tượng khách hàng để từ đó phát triển thêm các dịch vụ, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Tuy nhiên, đứng trên giác độ của cơ quan quản lý, việc phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng được căn cứ mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm của toàn hệ thống cũng như khả năng phát triển, mức độ nợ xấu của từng ngân hàng. Một chuyên gia tài chính chia sẻ, rất khó để ngân hàng có thể tiếp tục tăng trưởng tín dụng khi đã có sự “tuýt còi” từ cơ quan điều hành. Nên có lẽ, NHTM sẽ phải tìm tới kinh doanh trên thị trường 2 – thị trường không có giới hạn.

Theo đó, các ngân hàng có thể dùng nguồn vốn còn dư mua trái phiếu Chính phủ. Tuy rằng trái phiếu Chính phủ không mang lại lợi nhuận cao như tín dụng, nhưng đổi lại rủi ro bằng 0 và có tính thanh khoản tốt. Các NHTM cũng có thể tính toán việc mua trái phiếu DN, nhưng cũng cần lưu ý rằng trái phiếu DN cũng được xét nằm trong dư nợ tín dụng.

Thêm nữa, Thông tư số 15/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2016/TT-NHNN được NHNN ban hành có bổ sung quy định các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu DN phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của DN. Quy định này để tránh trường hợp một số TCTD tái cơ cấu nợ DN lại mua chính trái phiếu DN đó, dẫn đến việc xác định các khoản nợ xấu mất đi tính minh bạch.

Nhìn chung trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia cho rằng, NHTM sẽ đứng trước hai lựa chọn, hoặc có thể chọn lựa cùng một lúc hai phương án: Thứ nhất, tìm kiếm thêm nguồn thu từ phí dịch vụ, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, tập trung cho vay ngắn hạn (đáo hạn sớm)… Thứ hai, giảm chi tiêu trong kế hoạch kinh doanh 2018.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên Thời báo Ngân hàng, tính đến thời điểm này, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng có sự chênh lệch khá lớn. Trong khi tại một số ngân hàng, tín dụng tăng chỉ khoảng 5%, thì ngược lại tăng trưởng tín dụng của nhiều nhà băng khác đã vượt ngưỡng 10%. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhiều ngân hàng đã sử dụng gần hết room tín dụng được NHNN phân bổ từ đầu năm.

Ngày 17/7 vừa qua, NHNN cũng đã có công văn số 5321/NHNN-TTGSNH và mới đây là Chỉ thị 04 của Thống đốc NHNN yêu cầu không xem xét, điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (trừ trường hợp đặc biệt là ngân hàng tham gia tái cơ cấu TCTD yếu kém). Nếu  không được NHNN điều chỉnh tăng chỉ tiêu như mọi năm, câu hỏi đặt ra là nhà băng sẽ phải làm gì để vẫn đảm bảo lợi nhuận những tháng cuối năm 2018?

Đơn cử như trường hợp LienVietPostBank, ngân hàng này vừa công bố quyết định điều chỉnh một số chỉ tiêu: Lợi nhuận trước thuế năm 2018 giảm từ 1.800 tỷ đồng xuống còn 1.200 tỷ đồng; tổng tài sản từ 190.000 tỷ đồng xuống còn 180.000 tỷ đồng. Huy động vốn thị trường 1 từ 170.000 tỷ đồng xuống còn 160.000 tỷ đồng…

“Bên cạnh việc điều chỉnh quy mô hoạt động, tín dụng, cũng như chuyển đổi kinh doanh từ thị trường 1 sang thị trường 2, phải tính cả tới việc điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận cho phù hợp. Không thể cố giữ chỉ tiêu lợi nhuận được khi chỉ tiêu tín dụng bị thu hẹp, dù thực tế 70 – 80% lợi nhuận của ngân hàng dựa vào cho vay”, vị này cho hay.

Theo quan sát, Vietcombank kế hoạch tăng trưởng tín dụng cả năm là 14-15%, trong khi 6 tháng đầu năm ngân hàng này tăng trưởng cho vay đã ở mức 11,5%. MB mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%, nửa đầu 2018 đã tăng hơn 11%. Hay như TPBank tăng trưởng tín dụng 14%, mức trần NHNN cấp cho nhà băng này là 15%… Như vậy, trước áp lực không bơm thêm room tín dụng từ NHNN, nhiều chuyên gia dự báo LienVietPostBank không phải là trường hợp duy nhất điều chỉnh chỉ tiêu kinh doanh trong toàn hệ thống.

Theo Khuê Nguyễn

Thời báo ngân hàng

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…