Doanh nghiệp dệt may hưởng lợi lớn từ Hiệp định CPTPP và EVFTA

“Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) nói chung, đặc biệt là các hiệp định có phạm vi điều chỉnh lớn như Hiệp định Đối tác Toàn diện&Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính là động lực tạo ra sức hút đầu tư rất lớn cho ngành dệt may Việt Nam. Vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp dệt may sẽ nắm bắt và tận dụng lợi thế từ các FTA này như thế nào” là nhận định của ông Vương Đức Anh, đại diện Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tại Hội thảo “Hiệp định CPTPP, EVFTA – Những tác động đối với ngành Dệt May Việt Nam”.

Theo ông Vương Đức Anh, Hiệp định EVFTA được chia thành 2 Hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do, Hiệp định Bảo hộ đầu tư; dự kiến sẽ được ký kết vào cuối năm 2018 này và  được Nghị viện châu Âu thông qua vào tháng 3/2019. Riêng Hiệp định CPTPP được ký kết ngày 9/3 tại Chile và chính thức đưa vào thực thi từ cuối năm 2018.

Nhấn mạnh dệt may là ngành hàng được hưởng lợi lớn khi 2 Hiệp định EVFTA và CPTPP chính thức có hiệu lực, ông Vương Đức Anh cũng lưu ý để được hưởng lợi từ các FTA này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tìm hiểu và nắm rõ những lợi ích cũng như các cam kết trong khuôn khổ hai Hiệp định. Bên cạnh việc nhạy bén, chủ động tiếp cận các thị trường mới, các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến việc đáp ứng các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo quy trình giám sát chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất. “Năm 2017 và nửa đầu 2018, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may có sự tăng trưởng mạnh mẽ và dự báo năm 2018 sẽ đạt con số 35 tỷ USD. Nếu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nắm bắt và tận dụng hiệu quả các lợi thế từ 2 Hiệp định  CPTPP và EVFTA thì kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa ở các thị trường giàu tiềm năng như Canada, Nhật Bản, EU” – ông Anh khẳng định.

dn det may hieu va tan dung cac hiep dinh cptpp va evfta nhu the nao
Ông Vương Đức Anh trình bày những qui tắc cần chú ý và các lợi thế có thể tận dụng trong hiệp định CPTPP và EVFTA đến các DN dệt -may phía Nam

Còn theo Chủ tịch VITAS – ông Vũ Đức Giang, mặc dù chưa chính thức có hiệu lực song bước đầu cả 2 Hiệp định CPTPP và EVFTA đã tạo được sức hút đầu tư rất lớn vào nguồn cung ngành dệt may Việt Nam, nhất là đối với các nhà đầu tư FDI. Cùng với gia tăng sức hút đầu tư, CPTPP và EVFTA còn góp phần thay đổi đáng kể cơ cấu thị trường xuất khẩu của dệt may Việt Nam và theo đó đã có rất nhiều thị trường mới tiềm năng được bổ sung như Canada, Australia, New Zealand.

Cũng theo ông Giang, để tận dụng được các ưu đãi của CPTPP và EVFTA, bản thân các doanh nghiệp cần hiểu thấu đáo từng điều khoản trong Hiệp định, nhất là các quy định về chứng nhận xuất xứ. Để đáp ứng yêu cầu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng khâu đào tạo, cập nhật các quy định về chứng nhận xuất xứ cho đội ngũ CBCNV vì hiện có hơn 6000 doanh nghiệp ngành dệt may nhưng mới có khoảng 60 nhân viên được học các lớp về chứng nhận xuất xứ. Về phía VITAS đang tích cực phối hợp với Bộ Công Thương trao đổi để lựa chọn các doanh nghiệp dệt may uy tín có thể thực hiện tự chứng nhận xuất xứ trong thời gian tới.

Theo Nguyễn Cường

Cherry Media – https://bizc.vn

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…