Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi người dân bán vàng, đôla Mỹ cứu nội tệ

Đồng lira nước này đang lao dốc sau khi Mỹ gia tăng căng thẳng giữa hai nước bằng cách nâng gấp đôi thuế nhập khẩu nhôm thép.

“Nếu ai có vàng hay đôla trong nhà, họ nên ra ngân hàng đổi lấy lira. Đây là cuộc chiến quốc gia”, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ – Tayyip Erdogan cho biết trong bài phát biểu tại thành phố Bayburt hôm qua. Ông còn cảnh báo sẽ có một “cuộc chiến kinh tế”.

Hôm qua, lira Thổ Nhĩ Kỳ có lúc giảm tới 18% – mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2001 tại đây, sau khi Tổng thống Mỹ – Donald Trump ông Trump thông báo nâng thuế nhập khẩu lên 20% với nhôm và 50% với thép nước này – cao gấp đôi các nước khác. Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích việc này trái với các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Nhân viên đang đếm lira tại một quầy đổi tiền ở Istabul. Ảnh: Reuters

Nhân viên đang đếm lira tại một quầy đổi tiền ở Istabul. Ảnh: Reuters

Trong thông báo trên Twitter, ông Trump cho biết “Đồng lira đang giảm quá nhanh so với đồng đôla mạnh của chúng ta” và “Quan hệ của chúng ta với Thổ Nhĩ Kỳ hiện không được tốt”. Lira đã yếu đi từ lâu, do lo ngại ảnh hưởng của ông Erdogan lên chính sách tiền tệ và quan hệ với Mỹ ngày càng xuống cấp. Năm nay, đồng tiền này đã mất giá hơn 40%.

Diễn biến tại Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến thị trường tài chính thế giới chao đảo. Chứng khoán châu Âu hôm qua giảm mạnh do nhà đầu tư lo ngại về các ngân hàng có hoạt động liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ. Wall Street cũng chốt tuần với các chỉ số giảm trung bình 0,7%.

Thổ Nhĩ Kỳ giáp Iran, Iraq và Syria và là thị trường mới nổi quan trọng. Biến động tài chính ở đây càng tăng rủi ro cho khu vực vốn đã rất bất ổn này.

Việc đồng lira bị bán tháo khiến thế giới càng lo ngại khả năng các công ty nặng nợ ở Thổ Nhĩ Kỳ thanh toán được các khoản vay bằng euro và USD, sau nhiều năm vay nước ngoài để phục vụ sự bùng nổ xây dựng dưới thời ông Erdogan. Ông Erdogan thì cho rằng các hãng đánh giá tín nhiệm phương Tây và “một cuộc vận động hành lang ngầm với lãi suất” đang kéo tụt nền kinh tế nước này.

Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ hiện bất đồng trong rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, nổi bật nhất là vấn đề linh mục người Mỹ – Andrew Brunson, đang bị xét xử với cáo buộc hỗ trợ cho một nhóm mà Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định gây ra cuộc đảo chính bất thành tại đây năm 2016. Tuy vậy, Brunson vẫn phủ nhận cáo buộc này.

Hà Thu (theo Reuters)

Theo : vnexpress.net

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…