Xử lý 12 dự án thua lỗ: Một số dự án đã có lợi nhuận

Trong số 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả đang được xử lý, đến nay đã có 2 dự án hoạt động kinh doanh có lãi, 4 dự án giảm lỗ, 1 dự án vận hành trở lại và 2 dự án khác đang được khẩn trương hoàn thành.

Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 – Hải Phòng đã hoạt động có lãi.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (DN), sau hơn một năm thành lập Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng ban, Ban chỉ đạo đã tổ chức trực tiếp khảo sát làm việc với từng dự án, doanh nghiệp (DN), bàn cách tháo gỡ, đưa ra các chỉ đạo xử lý cụ thể cho từng dự án. Hàng quý, Ban chỉ đạo đã tích cực họp, đánh giá, rà soát tổng thể các phương án xử lý và đưa ra những điều chỉnh kịp thời.

Đến nay, sau hơn một năm triển khai xử lý, trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ, thì đến nay đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, đó là: Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 – Hải Phòng và Dự án nhà máy thép Việt Trung).

4 dự án còn lại đã từng bước giảm lỗ và hoạt động sản xuất kinh doanh dần đi vào ổn định là: Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 – Lào Cai, Công ty DQS.

Trong số 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh, đến nay đã có 1 dự án vận hành sản xuất trở lại được một phần của nhà máy là Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ.

Đối với 3 dự án trước đây đầu tư xây dựng dở dang, ngoài Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam đang thực hiện phương án bán đấu giá toàn bộ tài sản và hàng tồn kho, 02 dự án còn lại đều đang tích cực thực hiện các biện pháp để tiếp tục triển khai đầu tư hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng là Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên.

Các dự án đi vào hoạt động ổn định và các dự án vận hành trở lại sau thời gian dừng sản xuất đã bảo đảm duy trì việc làm và đời sống cho hàng nghìn lao động, góp phần ổn định chính trị – xã hội tại địa phương, đồng thời tạo tiền đề quan trọng cho việc thực hiện xử lý dứt điểm và có hiệu quả các dự án trong thời gian tới theo kế hoạch và lộ trình đề ra. Theo Ban chỉ đạo, phấn đấu đến năm 2020 sẽ cơ bản hoàn thành việc xử lý 12 dự án.

Tại Nghị quyết số 60/2018/QH14 vừa được Quốc hội ban hành về việc tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và cổ phần hóa DNNN, Quốc hội đã yêu cầu rõ đến năm 2020 xử lý dứt điểm các DN vi phạm pháp luật, để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước, các dự án đầu tư chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài; không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý thua lỗ của DN.
D.A
Theo thoibaotaichinhvietnam.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…