Bao bì nhựa và công cuộc tìm kiếm giải pháp thay thế

Theo nghiên cứu của các chuyên gia được công bố trong sự kiện Ngày trái đất TP. HCM gần đây, mỗi ngày có gần 19.000 tấn rác thải nhựa được thải ra ở Việt Nam. Con số này gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh ý thức bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe của mỗi người Việt.

Mối nguy tiềm ẩn lên môi trường sống

Hàng năm trên thế giới có khoảng 300 triệu tấn nhựa được sản xuất ra thị trường. Song chỉ khoảng 9% số rác thải này được tái chế, khoảng 12% được đem thiêu hủy, còn lại 79% bị chôn vùi trong các bãi rác hoặc đổ vào đại dương. Nói công bằng, việc tìm ra giải pháp để xử lý lượng rác thải nhựa sao cho an toàn không phải là chuyện dễ dàng. Nếu đem thiêu hủy, khí độc và cả CO2 thải ra sẽ gây ô nhiễm môi trường cũng như sức khỏe con người. Còn nếu đem chôn lấp, ở môi trường tự nhiên, một chiếc túi nilon phải mất hàng trăm cho đến 1.000 năm mới phân hủy hết hoàn toàn.

Các chuyên gia cảnh báo, nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì đến năm 2050 sẽ có hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa bị chôn lấp hoặc đổ ra đại dương. Tương lai, đại dương sẽ nhiều rác thải nhựa hơn là cá. Việt Nam là một trong 4 quốc gia có lượng rác thải nhựa nhiều nhất hành tinh, và hiện tại dù chưa có con số thống kê chính thức về số lượng bị đổ ra đại dương, nhưng nếu từ thực tế hàng ngày thì con số này chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải giật mình.

Bao bì thực phẩm thân thiện với môi trường lên ngôi

Một số liệu của Nielsen Việt Nam gần đây cho thấy, cứ 4 người trong 5 người Việt được hỏi sẽ sẵn sàng chi trả cao hơn để mua các sản phẩm hướng về thiên nhiên và thân thiện với môi trường. Điều này cho thấy người Việt đã không còn hờ hững với những thông tin về sức khỏe và ô nhiễm môi trường xung quanh mình.

Ghi nhận nhanh tại các thành phố lớn, nhiều gia đình, đặc biệt là các gia đình trẻ, đã và đang chủ động tìm kiếm các giải pháp thay thế cho bao bì nhựa. Các loại nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên dễ kiếm và có giá thành rẻ như: lá chuối, lá dong, lá sen, … ngày càng được ưu dùng. Nhiều gia đình còn tận dụng giấy báo, giấy tập vở thừa của trẻ nhỏ cho đến các bao bì làm từ cói, vải không dệt, v.v. trong sinh hoạt hàng ngày của mình.

Chị Nguyễn Đan Sương (nhân viên kinh doanh, 40 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi sắm riêng mỗi người trong gia đình 1 túi vải không dệt để mua sắm hay đựng đồ, vừa đẹp lại tiện dụng, an toàn và dùng được nhiều lần. Mấy đứa con nhà tôi bây giờ khi đi mua đồ ăn hàng quán cũng tự mang lồng inox ra mua chứ không dùng túi nilon nữa.”

Sau một lần ‘tá hỏa’ khi phát hiện nửa ký thịt bò mình mua ở chợ về đã bị nhuộm toàn một màu xanh của túi nilon chỉ sau một giờ cất trong tủ lạnh, chị Nguyễn Thị Mai Lan (nội trợ, 33 tuổi, Tp.HCM) cũng đã bỏ hẳn thói quen này. Chị kể thêm: “Trước đây dù biết là không tốt nhưng thấy tiện nên cứ dùng đại thôi. Giờ tôi dùng túi cói mỗi khi đi mua thực phẩm, mang sẵn giấy báo để bảo người bán gói vào đấy. Thịt, rau đựng bằng giấy cho vào túi cói cũng sạch sẽ, gọn gàng và dễ dàng xách hơn hàng tá túi nilon treo lủng lẳng trên xe như trước.”

Dạo quanh các quầy hàng thực phẩm dạng lỏng như sữa, nước trái cây, v.v., dễ nhận thấy tỷ lệ các sản phẩm hộp giấy đang tăng lên và dần thay thế dần các loại chai nhựa. Trong đó, các vỏ hộp có logo FSC ngày càng phổ biến. FSC là viết tắt của Forest Stewardship Council (Hiệp hội Rừng thế giới), tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận có trách nhiệm đề ra những biện pháp kiểm soát việc quản lý rừng trên toàn cầu. Chọn mua các vỏ hộp có logo FSC là góp phần ủng hộ những nỗ lực toàn cầu trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên rừng quý giá cho thế hệ sau. Hành động này sẽ góp phần không nhỏ trong việc giúp giữ gìn môi trường sống trong lành.

Bao bì nhựa và công cuộc tìm kiếm giải pháp thay thế - Ảnh 1.

Bao bì xanh thân thiện môi trường được ưa chuộng.

Nỗ lực tìm kiếm giải pháp thay thế

Mới đây, Tetra Pak – tập đoàn hàng đầu về chế biến và đóng gói thực phẩm đến từ Thụy Điển công bố đang nghiên cứu để cho ra mắt sản phẩm ống hút giấy vào cuối năm 2018. Loại ống hút mới này có chức năng như ống hút thường nhưng đặc biệt thân thiện môi trường nhờ làm từ giấy và sẽ đính kèm bao bì thực phẩm dạng lỏng mà hãng đang cung cấp trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

“Trong thực tế, có rất nhiều thách thức để sản xuất được ống hút giấy đáp ứng đầy đủ yêu cầu,” ông Charles Brand, Phó Chủ tịch Điều hành phụ trách Quản lý Sản phẩm và Hoạt động Thương mại Tetra Pak cho biết, “nhưng nhóm phát triển sản phẩm của chúng tôi tự tin rằng có thể tìm ra giải pháp”.

Việc ‘đại gia’ ngành bao bì này tham gia vào công cuộc tìm kiếm các giải pháp thay thế nhựa là một tín hiệu vui đối với những ai quan tâm đến môi trường. Tetra Pak chính là tập đoàn phát minh ra bao bì giấy tiệt trùng, tạo ra cuộc cách mạng trong ngành đóng gói thực phẩm khi giúp giữ sản phẩm tươi ngon đến 6 tháng mà không cần đến chất bảo quản.

Tập đoàn này cũng đang sở hữu bộ sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường đáng nể, với 100% sản phẩm đều được làm từ những nguồn rừng trồng mới và quản lý bền vững do Hiệp hội Rừng thế giới (FSC) chứng nhận. Tetra Pak cũng sản xuất thành công nắp sinh học có chức năng y hệt như nắp nhựa nhưng thân thiện môi trường hơn nhờ làm từ mía, hay công nghệ e-Beam tiệt trùng bao bì bằng chùm tia điện tử giúp tiết kiệm đến 50% năng lượng trong quá trình sản xuất.

Ông Jeffrey Fielkow, Tổng Giám đốc Tetra Pak Việt Nam cho biết: “Chúng tôi tin rằng một khi ống hút giấy được đưa vào sử dụng, sẽ mang lại giải pháp bền vững lâu dài cho vấn đề môi trường. Nó cũng sẽ giúp chúng tôi tiến gần hơn tới mục tiêu sử dụng 100% nguyên liệu tái tạo cho các sản phẩm của mình”.

Hiện tại, Tetra Pak khuyến khích người tiêu dùng để lại ống hút vào hộp sau khi sử dụng xong, nhờ đó ống hút sẽ được thu gom và tái chế cùng lúc với vỏ hộp. Việc ra mắt ống hút giấy cuối năm nay được kì vọng sẽ là sự bổ sung đáng kể, giúp người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn hơn nhằm góp phần giảm thiểu việc sử dụng sản phẩm từ nhựa.

Ánh Dương

Theo Nhịp sống kinh tế

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…