Đất đặc khu “đóng băng” giao dịch nhưng giá vẫn cao

Giao dịch tại Vân Đồn và Bắc Vân Phong gần như bị đóng băng hoàn toàn, gần như không có giao dịch nào được thực hiện kể tử khi có quyết định; thị trường BĐS Phú Quốc thì bị ảnh hưởng ít hơn

Chiều ngày 11/7, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đã tổ chức công bố Báo cáo thị trường giao dịch bất động sản Việt Nam trong quý II và 6 tháng đầu năm 2018.Một điểm đáng lưu ý tại báo cáo này đó là thông tin về thị trường 3 vùng dự kiến trở thành đặc khu.

Cụ thể, theo báo cáo của Hội môi giới bất động sản, sự kiện Quốc Hội dừng thông qua Luật đặc khu đã tác động mạnh vào giao dịch BĐS tại ba địa phương này, làm thay đổi cục diện thị trường BĐS. Các quyết định này đã làm cho các giao dịch ngoài luồng giảm, chắc chắn sẽ giảm rủi ro do hiện tượng sốt đất ảo, gây bong bóng cho thị trường tại các khu vực này.

Tuy nhiên, cũng theo Hội môi giới đây được xem là cơ hội để sàng lọc nhà đầu tư, sàng lọc thị trường, giúp môi trường kinh doanh bất động sản ở các vùng dự kiến lên đặc khu chuyên nghiệp hơn.

“Các giao dịch ở 3 vùng này bị ảnh hưởng tương đối mạnh. Giao dịch tại Vân Đồn và Bắc Vân Phong gần như bị đóng băng hoàn toàn, gần như không có giao dịch nào được thực hiện kể tử khi có quyết định; thị trường BĐS Phú Quốc thì bị ảnh hưởng ít hơn”, ông Nguyễn Văn Đính – Phó Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam nhận định.

Cụ thể, tại Vân Đồn, vào đầu Quý II, thị trường BĐS tại Vân Đồn vẫn tiếp tục giao dịch sôi động ở cả phân khúc đất dự án lẫn đất thổ cư trong dân. Số lượng Sàn giao dịch BĐS và nhân viên môi giới tự do tăng lên đột biến, lượng nhà đầu tư từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đến Vân Đồn để đầu tư, lướt sóng cũng được ghi nhận tăng kỷ lục.

Tuy nhiên với việc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 8 chưa thông qua Dự án luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc ngày 15/6/2018 dẫn tới sau thời điểm này giao dịch BĐS ở đây gần như “đóng băng” và các nhà đầu tư, nhân viên môi giới có một cuộc tháo chạy ồ ạt khỏi thị trường này. Hiện tại giá đất tại khu vực vẫn giữ ở mức cao nhưng thanh khoản rất thấp.

Còn tại Vân Phong, tình hình cũng không khác Vân Đồn hiện nay. Vân Phong hiện đã bị hạn chế giao dịch để chờ thông qua luật đặc khu. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý các nhà đầu tư, giao dịch trên thị trường.

Trong số 3 khu vực chuẩn bị lên đặc khu, Phú Quốc vẫn là địa phương đang phát triển mạnh mẽ hơn cả.. Cụ thể, những tháng đầu năm 2018, thị trường BĐS Phú Quốc sôi động bởi các nhà đầu tư TP.HCM và Hà Nội đổ xô về gom đất khiến giá đất tăng nhanh chóng. Với tốc độ di dân từ các vùng ra Phú Quốc như hiện nay, nhu cầu đất nền vẫn rất nóng. Tuy nhiên, đó là những khu phân lô phù hợp quy hoạch, chuẩn mực về pháp lý, hạ tầng.

Giao dịch đất nền trong các khu dân cư 67,5 ha, 10 ha, Khu dân cư Suối Lớn vẫn diễn ra tương đối, giá giao dịch vẫn tăng nhẹ. Các khu phân lô tự phát, không được phê duyệt dự án thì đóng băng, ít giao dịch. Đất công, đất đô thị có quy hoạch tốt, vị trí đắc địa thì giá vẫn tăng nhưng chậm lại. Giao dịch không đáng kể, hầu như bị chững lại so với quý I – 2018, tuy nhiên chỉ với diện tích vừa và nhỏ.

Lan Nhi

Theo Trí thức trẻ

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…