Việt Nam- Brazil: Tận dụng mọi lợi thế phát triển thương mại và đầu tư

Một loạt các hiệp định hợp tác quan trọng vừa được ký giữa Việt Nam và Brazil nhân chuyến thăm của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã cho thấy quyết tâm của hai nước trong việc tận dụng mọi lợi thế để thúc đẩy phát triển thương mại và đầu tư song phương, hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD vào năm 2020 và sự khởi đầu tốt đẹp cho năm 2019- kỷ niệm 30 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nông nghiệp- lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa hai nước

Nhân chuyến thăm Brazil trong  các ngày từ 2 – 3/7/2018 của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Việt Nam và Brazil đã ký các văn kiện hợp tác gồm Hiệp định cấp Chính phủ về hợp tác hàng không, Bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp và Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan Xúc tiến xuất khẩu và đầu tư Brasil.

Ngoài các thỏa thuận trên, Việt Nam và Brazil cũng đang cơ bản hoàn tất hợp tác về quốc phòng, nhất là công nghiệp quốc phòng, bàn tới việc ký kết hiệp định bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế hai lần. “Quan hệ thương mại đầu tư hai bên sẽ tốt hơn trong thời gian tới với các chương trình, hoạt động cụ thể”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ bày tỏ tin tưởng.

Đặc biệt phía Brazil cũng cho biết sẽ xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam ngay trong năm 2018.

Việt Nam và Brazil đang chuẩn bị kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2019 và tới nay, hai bên đã có hơn 10 năm quan hệ thương mại đầu tư với kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt gần 4 tỷ USD, chủ yếu là từ các mặt hàng nông sản. Con số này còn rất khiêm tốn so với tiềm năng của hai bên khi con số này chỉ chiếm khoảng 0,8% tổng kim ngạch xuất nhập  khẩu của Việt Nam. Đặc biệt hiện chưa có dự án đầu tư trực tiếp nào của Brazil vào Việt Nam.

Nét nổi bật trong quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước là hai nền kinh tế mang tính bổ sung cho nhau, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam có thể trở thành nhà nhập khẩu hàng đầu của Brazil về ngô, đậu tương và sẽ xem xét nhập khẩu thịt bò. Brazil cũng sẽ đẩy mạnh nhập khẩu cà phê, cá tra, tôm của Việt Nam. Việt Nam cũng sẵn sàng hợp tác, đầu tư với Brazil trong lĩnh vực chế tạo máy nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp an toàn, du lịch, giáo dục và đào tạo, dược phẩm…

Bộ trưởng Công nghiệp, Ngoại thương và Dịch vụ Brazil Marcos Jorge nhân dịp này đề xuất hai bên sớm đàm phán tiến tới ký kết một hiệp định bảo hộ đầu tư; nhất trí thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại . Đánh giá cao vai trò của Việt Nam tại khu vực, Bộ trưởng Marcos đề nghị Việt Nam ủng hộ việc đàm phán một hiệp định thương mại giữa Brasil và ASEAN.

Brazil đã qua chu kỳ suy thoái và sẽ phục hồi tăng trưởng nhanh. Năm 2017, GDP tăng trưởng 1,5% trong khi các năm trước chỉ tăng 1%. Trong khi đó Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm sẽ là cửa ngõ cho Brazil vào ASEAN và các khối thị trường tự do khác mà Việt Nam là thành viên. Ngược lại, Brazil sẽ là cầu nối để hàng hóa của Việt Nam xâm nhập vào Khối thị trường chung Nam Mỹ (MECOSUL). Đây là nội dung đã được lãnh đạo Chính phủ hai nước thảo luận ngày 2/7 ở thủ đô Brasilia. Điều này sẽ tạo cơ sở cho  những xung lực mới trong hợp tác thương mại và đầu tư hai nước thời gian tới.

Theo : Quang Lộc

Báo công thương

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…