Mớ bòng bong khi đưa 4.0 vào nhà máy

Nhiều doanh nghiệp trong nước đang cảm thấy bối rối trong việc chuyển đổi số để hiện đại hóa nhà máy, hay như một cách gọi khác, là lên 4.0.

Hoàn tất Tiến sỹ về đầu tư tài chính và logistic tại Anh, đầu năm 2017, anh Duy trở về Việt Nam. Anh tham gia vào quản lý doanh nghiệp của gia đình, với hai nhà máy dệt sợi. 6 tháng đầu tiên với anh là thời gian rất khó khăn.

“Tôi quan sát thấy tất cả dữ liệu của công ty là một mớ bòng bong. Tôi mất 6 tháng để tìm hiểu và nghĩ ra phương án để cấu trúc lại. Tôi nghĩ đây cũng là vấn đề phổ biến với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, Duy nói.

Sau khi làm sạch và cấu trúc lại dữ liệu, công ty dễ dàng tạo ra những báo cáo theo anh là “nhanh – gọn – đẹp” cho nội bộ lẫn đối tác. Sau đó, công ty lập một doanh nghiệp mới. Lần này, anh thuyết phục ban lãnh đạo đầu tư hệ thống kết nối tất cả máy móc qua Internet. Ngoài thu thập dữ liệu về hiệu suất, vận tốc, chất lượng, anh còn cho lắp cảm biến về độ rung và nhiệt độ từng máy.

“Bên tôi từng xảy ra trường hợp có một bộ phận nhỏ trong dây chuyền sản xuất bị cháy nhưng không tìm ra chính xác được bởi dây chuyền rất lớn. Đó là lý do lần này tôi đầu tư kỹ”, anh cho hay.

Trường hợp khác là Công ty dệt may Thành Công. Sau 5 năm triển khai hệ thống ERP (Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp), đến nay, công ty quyết định lập hẳn một nhóm chuyên trách để khai thác nguồn dữ liệu từ sản xuất, kết hợp khai thác các dữ liệu về tài chính, giá thành, nhân sự.

“Nhóm chuyên trách của chúng tôi có mục tiêu cuối cùng là khai thác dữ liệu để đưa ra những cái nhìn có ý nghĩa, phục vụ cho tổng giám đốc ra quyết định và hướng đến xây dựng các nhà máy nhuộm mới ứng dụng AI (Trí tuệ nhân tạo). Tuy nhiên, chúng tôi vẫn băn khoăn mình cần học hỏi và phát triển thêm những gì để đạt được”, một đại diện của nhóm chuyên trách chia sẻ.

Hai ví dụ trong ngành dệt may là trường hợp không hiếm. Theo đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn hiện đại hóa các nhà máy sản xuất bằng chuyển đổi số nhưng đứng giữa một loạt khó khăn không biết bắt đầu từ đâu.

Nhiều chuyên gia cho biết, tự động hóa chỉ là một thành phần trong quá trình hiện đại hóa nhà máy bởi điều quan trọng hơn là việc kết nối tất cả hệ thống để thu thập và phân tích dữ liệu. 

Nhiều chuyên gia cho biết, tự động hóa chỉ là một thành phần trong quá trình hiện đại hóa nhà máy bởi điều quan trọng hơn là việc kết nối tất cả hệ thống để thu thập và phân tích dữ liệu.

“Cách mạng 4.0 do người Đức nghĩ ra và không phải ai cũng đồng ý với cách gọi này. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp là xu hướng phát triển hiển nhiên và cụ thể mà ai cũng thừa nhận”, một chuyên gia công nghệ nhận xét.

Nếu như trường hợp của anh Duy là một hệ thống vận hành và tư duy cũ thì trường hợp của Thành Công là thiếu kinh nghiệm. Còn theo đánh giá của bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, có 3 điều doanh nghiệp thường băn khoăn khi nghĩ đến câu chuyện chuyển đổi số.

“Thứ nhất là mọi người sợ tốn tiền. Thứ hai, họ sợ bảo mật. Họ sợ rằng ‘đưa lên đám mây thì mây nó bay lung tung’, không biết có ai ‘thò’ lấy mất không. Cái thứ ba là nhân lực. Họ lo người ở đâu để làm mấy chuyện phức tạp này. Họ sợ cả những nhân sự nếu lấy dữ liệu công ty đi thì kiểm soát sao. Có tìm được người giỏi thì không lâu nơi khác lại kéo mất”, bà Hạnh kể.

​Giáo sư Hồ Tú Bảo – Viện trưởng Viện John von Neumann (Đại học Quốc gia TP HCM) cho biết, nền tảng của chuyển đổi số gồm 5 thành phần gồm: điện toán đám mây, dữ liệu lớn, Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu. Theo ông, thay đổi nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về tầm quan trọng của quá trình này là một trong những thách thức hàng đầu.

Tiếp theo là nhân lực. “Hiện nay tôi thấy một điều đáng lo, làm suy nghĩ rất nhiều là doanh nghiệp nước ngoài vào hút người của ta khá nhiều”, ông nói.

Tiến sỹ Trần Viết Huân – Chuyên gia tư vấn về chuyển đổi số của Microsoft Khu vực châu Á – Thái Bình Dương đánh giá, những nhà máy mới tại Việt Nam đang đi theo xu hướng tự động hóa và tuân thủ các chuẩn kết nối để đưa dữ liệu lên hệ thống.

Tuy nhiên, nhiều nhà máy cũ vẫn có những dây chuyền sản xuất rời rạc, không liên thông. Người vận hành chúng lại nhìn dưới góc độ các hệ thống vận hành độc lập mà không quan tâm đến kết nối các hệ thống.

“Ở Việt Nam, người ta thường nhấn mạnh một nhà máy hiện đại là nhà máy tự động hóa hoàn toàn nhưng chúng ta chưa nhấn mạnh làm thế nào lấy dữ liệu từ đó ra”, ông Huân nhận xét.

Ông Huân cho rằng, các doanh nghiệp cũng không nên quá lo lắng về chi phí và nhân lực trong giai đoạn đầu tiếp cận quá trình chuyển đổi số. Các giải pháp công nghệ hiện giờ đều cung cấp được theo dạng dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây. Phương thức này vừa tiết kiệm chi phí vừa phần nào đơn giản hóa việc tiếp cận công nghệ, vốn không đòi hỏi phải có chuyên gia ngay từ đầu.

Viễn Thông

Theo : vnexpress.net

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…