Samsung đang triển khai công nghệ tài chính tầm cỡ thế giới tại Việt Nam như thế nào?

Mặc dù bắt đầu muộn hơn các nước khác, nhưng Việt Nam vẫn nằm trong top 20 các quốc gia đầu tiên được triển khai thanh toán di động.

Từ câu chuyện ở các nước đã và đang phát triển

Lượng người sử dụng tiền mặt trên thế giới đang giảm sút. Số lần người dùng rút tiền mặt ở Úc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 15 năm qua. Thụy Điển thì đang trên con đường trở thành quốc gia không tiền mặt với hơn nửa số ngân hàng quốc gia không còn chấp nhận rút/nạp tiền mặt.

Các quốc gia phát triển nói trên không phải là những đối tượng duy nhất tiếp nhận xu hướng công nghệ hiện đại này nhanh chóng. Ấn Độ là một ví dụ. Số người sử dụng thanh toán di động ở nước này đã tăng 75,5% chỉ trong 1 năm, từ 32 triệu trong năm 2016 đến 56,2 triệu trong năm 2017. Dự báo năm 2018, con số này sẽ lên tới 77,8 triệu, tăng trưởng gần 30%. Samsung Pay chính là nguyên nhân đứng đằng sau sự tăng trưởng thần tốc này khi bắt đầu xuất hiện tại Ấn Độ từ tháng 3/2017.

Không chỉ có các nước đang phát triển và phát triển tiếp nhận trào lưu thanh toán di động, Kenya – quốc gia châu Phi kém phát triển lại nằm trong nhóm dẫn đầu thế giới về tỷ lệ thanh toán di động. Tờ The Economist nhận xét thanh toán tiền taxi bằng điện thoại ở thủ đô Nairobi của Kenya còn dễ hơn cả New York. Điều thú vị là, Samsung Pay cũng chính là nhân tố giúp Kenya đạt được thành tích đó, khi xuất hiện ở đây từ năm 2015.

4 quốc gia trên chỉ là 1 trong nhiều ví dụ rõ ràng nhất về sự bùng nổ của thanh toán di động trên toàn cầu. Và Samsung được coi là người truyền cảm hứng mạnh mẽ nhất cho xu thế ấy.

Những lợi ích rõ ràng cho người Việt từ xu hướng “không tiền mặt”

Samsung Pay nhanh chóng có mặt tại Việt Nam, giúp người dân bắt kịp một trong những xu thế tài chính công nghệ hiện đại của thế giới. Thanh toán di động không chỉ giúp việc thanh toán trở nên tiện lợi, đơn giản hơn rất nhiều, nó còn giúp bảo đảm an toàn tới mức cao nhất, hạn chế tối đa tình trạng mất tiền, mất thẻ. Thanh toán di động hứa hẹn sẽ thúc đẩy nhu cầu mua sắm, tiết kiệm chi phí chung và nâng cao sự phát triển của xã hội

Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương của chính phủ. Đại diện ngân hàng Sacombank chia sẻ: “Việt Nam đang hướng tới một nền kinh tế 90% không dùng tiền mặt vào năm 2020 bằng cách giảm giao dịch tiền mặt và tăng thanh toán di động. Theo khảo sát năm 2016, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất để phát triển thanh toán di động bởi lượng người tiếp cận internet và sở hữu smartphone không ngừng gia tăng, đặc biệt khoảng 70% người tiêu dùng mỗi tháng mua hàng 1 lần bằng smartphone”.

Samsung đang triển khai công nghệ tài chính tầm cỡ thế giới tại Việt Nam như thế nào? - Ảnh 1.

Ngày càng nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng chấp nhận Samsung Pay.

An toàn là lợi ích rõ rệt nhất. Samsung Pay mang đến giải pháp thanh toán được coi là gần như không thể bị hack, với 3 lớp bảo mật tân tiến bao gồm tokenization/bảo mật sinh trắc học và Samsung Knox. Nói một cách đơn giản, kể cả khi thiết bị đã bị đánh cắp, kẻ gian cũng không thể nào tìm được thông tin thẻ tín dụng của bạn, cơ hội để chúng chiếm đoạt tiền của bạn gần như bằng 0.

Không chỉ thế, nhờ sở hữu lợi thế về công nghệ và thiết bị với các dòng sản phẩm smartphone/smartwatch hàng đầu thị trường, Samsung tiếp tục triển khai thêm nhiều tính năng thú vị. Gần đây, Samsung Pay đã được tích hợp sẵn trên nhiều dòng smartphone và đồng hồ thông minh Gear S3 của Samsung. Tính đến thời điểm này, đã có đến 15 ngân hàng và 3 tổ chức thẻ tham gia vào mạng lưới thanh toán di động Samsung Pay, chiếm 75% thị trường thẻ thanh toán nội địa. Có thể nói, cho đến giờ phút này, Samsung Pay là dịch vụ thanh toán di động có ảnh hưởng lớn nhất với người Việt.

Việt Nam trước cơ hội phát triển xu thế thanh toán di động

Nhiều lợi ích là thế, không có gì khó hiểu khi tốc độ phủ của Samsung Pay tại Việt Nam đang rất ấn tượng. Mặc dù bắt đầu muộn hơn các nước khác, nhưng Việt Nam vẫn nằm trong top 20 các quốc gia đầu tiên được triển khai thanh toán di động. Dân số Việt Nam tương đối trẻ, lại rất tích cực tiếp nhận công nghệ và xu thế mới, hoàn toàn phù hợp để giúp Samsung Pay mở rộng, góp phần thúc đẩy kinh tế cũng như cải thiện toàn diện nhu cầu thanh toán của người dân. Theo thống kê của Samsung, tính đến nay, Samsung Pay đã đạt 400 nghìn lượt đăng ký, 500 nghìn lượt thanh toán với tổng giá trị giao dịch đạt tới 350 tỷ VNĐ.

Samsung đang triển khai công nghệ tài chính tầm cỡ thế giới tại Việt Nam như thế nào? - Ảnh 2.

Nhiều người có thể hoài nghi về tương lai “không tiền mặt” ở Việt Nam. Nhưng theo đại diện ngân hàng Shinhan Bank, những nghi ngờ này là không đáng ngại: “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt được Chính phủ Việt Nam phê duyệt với mục tiêu: Đến năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 10%, trong khi tỷ trọng này hiện nay vào khoảng 12%. Chúng tôi lựa chọn Samsung – công ty hàng đầu trong việc phát triển các ứng dụng thanh toán trên điện thoại thông minh, như một đối tác chiến lược để thực hiện các kế hoạch phát triển và mở rộng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng trong thời gian tới”.

Với Samsung Pay, việc tiếp bước và sánh vai cùng cường quốc công nghệ và kinh tế trong lĩnh vực thanh toán di động không phải là chuyện quá xa vời nữa.

A.D

Theo Nhịp sống kinh tế

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…