Ngân hàng lãi lớn, có khả năng sẽ giảm lãi suất

Tại cuộc họp báo triển khai nhiệm vụ ngân hàng (NH) năm 2018 diễn ra ngày 8-1, Phó Thống đốc NH Nhà nước Đào Minh Tú cho biết năm 2017 đa số NH đều có lợi nhuận tốt, kể cả các NH yếu kém đang trong giai đoạn tái cơ cấu.

Có NH năm 2016 lãi thấp, thậm chí lỗ nhưng năm 2017 đã có lãi cao. Đây là tín hiệu tốt, điều cơ bản để tạo sự ổn định hệ thống.

Ông Tú nhìn nhận năm 2017, NH Nhà nước đã thành công trong việc kiểm soát, giữ được lãi suất hợp lý, đặc biệt lãi suất cho vay. “Các doanh nghiệp (DN) đánh giá lãi suất đang ở mức phù hợp, tất nhiên đều có mong muốn giảm tiếp. Trong thời gian tới, khi điều kiện kinh tế vĩ mô cho phép, vấn đề này sẽ được thực hiện. NH Nhà nước đã có chủ trương các NH thương mại phải tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất cho vay. Thời điểm và mức giảm ra sao, có thể biết ngay sau cuộc tổng kết công tác năm 2017 và triển khai công tác năm 2018 của ngành NH diễn ra ngày 9-1” – ông Tú nói.

Đa số ngân hàng đều có lợi nhuận tốt trong năm 2017 Ảnh: Tấn Thạnh

Đa số ngân hàng đều có lợi nhuận tốt trong năm 2017 Ảnh: Tấn Thạnh

Về công tác bảo đảm cung ứng tiền mặt trong dịp Tết Mậu Tuất 2018, ông Phạm Bảo Lâm, Cục trưởng Cục Phát hành kho quỹ, khẳng định NH Nhà nước tiếp tục thực hiện chủ trương không đưa tiền mới in mệnh giá nhỏ ra lưu thông dịp Tết. Theo tính toán của NH Nhà nước, việc này giúp tiết kiệm khoảng 280 tỉ đồng, nâng tổng mức chi phí tiết kiệm được từ năm 2013 đến nay (khi thực hiện chủ trương không đưa tiền mới mệnh giá nhỏ ra cung ứng vào dịp Tết) lên đến gần 2.200 tỉ đồng. Trước đó, để bảo đảm lưu thông, tiền mới mệnh giá dưới 5.000 đồng đã được cung ứng đầy đủ và đều đặn từ tháng 4 đến tháng 11-2017. Riêng tiền mới có mệnh giá trên 10.000 đồng vẫn được đáp ứng đầy đủ.

Liên quan đến việc cung ứng tiền mặt và chất lượng hoạt động của hệ thống ATM, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, cho rằng NH Nhà nước đã có văn bản chỉ đạo trên toàn quốc về vấn đề này. Hiện nay, một số chi nhánh NH Nhà nước ở các tỉnh, thành phố đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn phải có phương án khi ATM quá tải thì chi trả lương bằng tiền mặt tại chỗ cho người lao động. Nếu NH vi phạm khi để ATM ngừng hoạt động 24 giờ, ATM hết tiền quá thời gian theo quy định sẽ bị xử phạt hành chính. Đồng thời, có giải pháp khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện nay, tỉ lệ rút tiền mặt từ máy ATM đã giảm từ 15% xuống còn 10%.

Theo Phương Anh

Người lao động

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…