Phi công Nga được tìm thấy sau gần 30 năm mất tích ở Afghanistan

Phi công trên chiếc máy bay bị bắn hạ trong cuộc can thiệp của Liên Xô tại Afghanistan năm 1987 hiện rất muốn được trở về nước.

Quân du kích Afghanistan trong bức ảnh được chụp năm 1980. Ảnh: AP.

Quân du kích Afghanistan trong bức ảnh được chụp năm 1980. Ảnh: AP.

“Thật đáng kinh ngạc nhưng ông ấy vẫn còn sống và cần được giúp đỡ”, người đứng đầu hiệp hội lính nhảy dù Nga Valery Vostrotin nói với RIA Novosti hôm 1/6.

Theo một nhóm cựu binh, trước đó, phi công này được cho là đã thiệt mạng sau khi chiếc máy bay của ông bị bắn hạ trong chiến dịch quân sự của Liên Xô tại Afghanistan.

Vostrotin, người đứng đầu của phía Nga trong ủy ban hỗn hợp Nga – Mỹ về tù nhân và binh sĩ mất tích, từ chối nêu tên phi công vì lý do bảo mật.

Người đứng đầu tổ chức cựu chiến binh Battle Brotherhood, Vyacheslav Kalinin cho biết hiện phi công này đã hơn 60 tuổi, có thể đang ở Pakistan, nơi Afghanistan có các trại tù nhân chiến tranh, và cho biết rất muốn được trở về nhà.

Theo RIA Novosti, 125 máy bay Liên Xô đã bị bắn hạ ở Afghanistan trong suốt cuộc chiến năm 1979-1989. Khi Liên Xô rút quân vào năm 1989, khoảng 300 binh sĩ bị liệt vào danh sách mất tích. Kể từ đó, 30 người đã được tìm thấy và hầu hết đã về nước.

Nhật báo Kommersant cho biết chỉ có một phi công Liên Xô cùng máy bay bị bắn hạ vào năm 1979, tên là Sergei Pantelyuk, đến từ Rostov, miền nam nước Nga. Phi công này mất tích sau khi chiếc máy bay cất cánh từ căn cứ không quân Bagram, hiện là căn cứ cứ không quân của Mỹ, ở phía bắc thủ đô Kabul của Afghanistan.

Người đứng đầu hiệp hội cựu binh địa phương cho biết mẹ và em gái của phi công này đều còn sống và tờ Komsomolskaya Pravda cho biết ông có một con gái đã 31 tuổi, người chào đời chỉ vài tháng trước khi cha mất tích.

Thượng nghị sĩ Frant Klintsevich nói với RIA Novosti rằng đây là trường hợp duy nhất cho đến thời điểm này. Ông từng gặp một cựu binh Liên Xô trong chuyến đi tới Afghanistan cách đây vài năm. Cựu binh từ chối nêu tên, nói tiếng Nga một cách khó khăn và cho biết đã quá muộn để quay về.

Cựu binh Liên Xô Bakhretdin Khakimov, người được AFP phỏng vấn vào năm 2015, là một trong số những người chọn ở lại Afghanistan. Ông bị thương nghiêm trọng và được y tá địa phương chăm sóc, sau đó cải sang đạo Hồi. “Tôi ở lại Afghanistan vì con người ở đây rất tử tế và hiếu khách”, ông nói với AFP.

Huyền Lê

Theo : vnexpress.net

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…