"Nhân viên cũng như cầu thủ, ai cũng muốn được chuyển nhượng giá cao, nhưng người chuyên nghiệp thì dù khoác áo đội tuyển nào cũng phải đá đẹp hết mức có thể"

Từng cá nhân vì lý do này hay lý do khác, đôi khi vẫn chọn cách rời bỏ tổ chức. Không ông sếp nào muốn mất nhân sự cứng, nhưng trong tình huống xấu nhất, nhân sự cưng nhất quyết định ra đi thì nên ứng xử thế nào?

“Đối với nhiều người, thu nhập chưa hẳn là cái giữ chân họ, mà là môi trường làm việc, văn hóa mà mỗi doanh nghiệp tạo dựng lên”, ông Ngô Quốc Bảo – Giám đốc Phát triển Kinh doanh kiêm Thương mại Điện tử của FPT Retail chia sẻ tại tọa đàm WeTALK số 3 của CafeBiz với chủ đề “Kinh doanh chuỗi – Không phải cứ mở là thắng”.

Gắn bó với tập đoàn FPT đã 15 năm, ông Bảo thổ lộ: “Không biết bên ngoài đánh giá thế nào, nhưng chúng tôi bên trong thấy nét văn hóa của tập đoàn khá đặc thù, không biết là hay hay dở. Nó là một nét văn hóa mà xa là nhớ”.

Văn hóa FPT mạnh tới mức nhân tài bỏ học bổng du học, ở lại Việt Nam làm việc

Nhân viên cũng như cầu thủ, ai cũng muốn được chuyển nhượng giá cao, nhưng người chuyên nghiệp thì dù khoác áo đội tuyển nào cũng phải đá đẹp hết mức có thể - Ảnh 1.

Ông Ngô Quốc Bảo (thứ 2 từ phải sang) chia sẻ về câu chuyện giữ chân nhân sự ở FPT.

FPT có một văn hóa rất hay mà ông Bảo gọi là “Instant reaction” (cơ chế phản hồi nhanh) đối với tín hiệu thị trường – việc mà những ông lãnh đạo ngồi phòng lạnh không thể nào biết được như những nhân viên ngày ngày tiếp xúc với khách hàng.

“Chúng tôi làm thế nào để có cơ chế phản hồi rất nhanh, từ tầng thấp nhất, từng touchpoint (điểm chạm) khách hàng, không nhất thiết phải phản hồi lên đến tầng cao nhất, nhưng lên đến người có thể ra quyết định được”.

“Môi trường văn hóa ở FPT, ít nhất là về Communication, rất cởi mở. Lãnh đạo đưa ra quyết định rồi nhưng bên dưới thấy không hợp lý có thể phản đối. Phản hồi rồi mà lãnh đạo không nghe thì lấy thêm ý kiến để chứng minh với ông sếp rằng: “Đây không phải ý kiến của riêng cá nhân tôi mà còn của cả các bạn khác””, ông Bảo chia sẻ.

Ví dụ như một chương trình promotion đưa ra, ông sếp nghĩ thế, bộ phận Marketing khác nghĩ thế, nhưng nhân viên trong team thấy không ổn có thể đề nghị điều chỉnh.

Chính nét văn hóa cởi mở này đã níu kéo ông Bảo, khiến ông hơn chục năm trước bỏ học bổng du học mà ở lại FPT.

Thời điểm đó, sau khoảng 2 – 3 năm làm việc tại FPT , ông Bảo xin nghỉ vì xin được học bổng du học . Nhưng trong thời gian ở nhà làm hồ sơ chuẩn bị đi du học, anh em trong công ty họp vẫn mời ông Bảo đến dự những buổi họp quan trọng, vẫn lắng nghe ý kiến đóng góp của ông.

“Nghe xong họ có làm theo không thì tôi không biết, nhưng tôi nghĩ mình đã xin nghỉ rồi, những buổi họp thế này sao mời tôi tham gia được, số liệu này nọ lộ ra bên ngoài thì sao?”, ông Bảo kể lại.

Nét văn hóa cởi mở và chia sẻ ấy đã giữ chân ông Bảo. Sau một thời gian cân nhắc, ông bỏ hẳn học bổng, ở lại FPT làm việc và gắn bó đến hiện tại.

Nhân viên cũng như cầu thủ, ai cũng muốn được chuyển nhượng giá cao, nhưng người chuyên nghiệp thì dù khoác áo đội tuyển nào cũng phải đá đẹp hết mức có thể

 Chia sẻ tại WeTALK số 3, ông Ngô Quốc Bảo ví von anh em trong công ty như một đội bóng, một cầu thủ chuyên nghiệp thì dù khoác áo đội tuyển nào cũng phải đá đẹp hết sức có thể.

Bên cạnh việc giữ chân người tài bằng văn hóa công ty , FPT Shop cũng có những hình thức khác như ESOP (kế hoạch thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho nhân viên công ty), xây dựng KPI (hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả công việc), chính sách thưởng…

Câu chuyện xây dựng KPI là câu chuyện khó chứ không phải câu chuyện thưởng là câu chuyện khó. KPI của Sales rất dễ, có thể tính trên doanh số, nhưng bộ phận hành chính hay chăm sóc khách hàng, KPI đo kiểu gì…

“Câu chuyện xây dựng KPI là câu chuyện khó chứ không phải câu chuyện thưởng là câu chuyện khó. Làm thế nào để KPI đấy có thể đo đạc một cách công bằng, rõ ràng, nhân viên dễ hiểu, có thể check được… Ví như KPI của Sales rất dễ, có thể tính trên doanh số, nhưng một số bộ phận khác như hành chính chẳng hạn, KPI đo kiểu gì, hay chăm sóc khách hàng”.

“Nhiều khi chuyện giữ chân khách hàng lại không hẳn là do cá nhân ở bộ phận chăm sóc khách hàng… Không phải anh chị admin là không liên quan đến khách hàng đâu, họ có liên quan dù không trực tiếp. Bộ KPI ấy phải xây dựng như thế nào để số hóa tất cả các bộ phận, kể cả Back Office cũng phải được số hóa luôn”, ông Bảo chia sẻ.

Và KPI của FPT Shop không phải là KPI trên giấy, mà ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập hàng tháng, hàng quý, hàng năm, ảnh hưởng tới số lượng cổ phiếu mà từng vị trí được nắm giữ theo chương trình ESOP.

Tất nhiên, từng cá nhân vì lý do này hay lý do khác, đôi khi vẫn chọn cách rời bỏ tổ chức. Không ông sếp nào muốn mất nhân sự cứng, nhưng trong tình huống xấu nhất, nhân sự cưng nhất quyết định ra đi thì nên ứng xử thế nào?

“Tôi thường nói với các nhân sự mình đang quản lý trực tiếp rằng: Các anh em ở đây cũng như đội bóng. Cầu thủ nào trên thế giới cũng có nhu cầu chuyển nhượng. Ông ở đội bóng này muốn đến đội bóng cao cấp hơn đá vì giá chuyển nhượng khủng, profile ông cũng đẹp. Nhưng là một cầu thủ chuyên nghiệp thì dù khoác áo đội tuyển nào ông cũng phải đá đẹp hết mức có thể. Đội khác nhìn vào mới kéo ông đi”.

“Trường hợp nhân sự cưng nhất đi, tôi cũng nhắn nhủ các em rằng thời gian ở đây phải làm việc rất tốt, profile của em đẹp, em đi rồi vẫn có thể quay trở lại”, ông Bảo nói.

 Theo Bảo Bảo

Trí thức trẻ

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…