Cuộc sống của dân tộc suýt bị xóa sổ trong động đất Tứ Xuyên 10 năm trước

Được chính phủ Trung Quốc ưu tiên đầu tư sau thảm họa động đất 2008, dân tộc Khương tập trung phát triển du lịch và nỗ lực bảo tồn văn hóa.

Phần lớn người Khương định cư trên các sườn núi ở tây bắc Tứ Xuyên. Ảnh: AFP.

Phần lớn người Khương định cư trên các sườn núi ở tây bắc Tứ Xuyên. Ảnh: AFP.

Ngày 12/5/2008, trận động đất mạnh 7,8 độ richter xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc khiến 87.000 người chết và mất tích, gồm hơn 30.000 người thuộc dân tộc Khương. Vào thời điểm đó, các chuyên gia nghiên cứu lo sợ thảm họa sẽ xóa sổ truyền thống văn hóa và ngôn ngữ Khương, vốn đã bị suy yếu nghiêm trọng bởi cuộc Cách mạng Văn hóa năm 1966 và nhiều thập kỷ di dân kinh tế.

Suốt nhiều thế kỷ, phần lớn người Khương định cư ở tây bắc Tứ Xuyên sau khi tồn tại qua các cuộc chiến với Tây Tạng và sự thống trị của người Hán. Ở đây, họ xây những lâu đài phòng vệ công phu bằng đá, mê cung xoắn ốc và đường hầm.

Trong khi một số người Khương vẫn sống trong những ngôi làng nhỏ thì hầu hết người dân đã rời núi, chuyển đến sống trong những thành phố như Bắc Xuyên, Ánh Tú và Mân Xuyên. Đây cũng là những thành phố chịu thương vong nhiều nhất trong trận động đất năm 2008.

Sau thảm họa, chính phủ Trung Quốc đầu tư vào khu vực và đưa ra các chính sách bảo tồn lối sống của dân tộc này. Việc tái thiết đã mang đến cho người Khương “cơ hội để quảng bá văn hóa và tìm cách bảo tồn bản sắc”, Zhang Qiaoyun, một học giả tại Viện Nghiên cứu Châu Á của Hà Lan, cho biết.

Sự chú ý mới đối với dân tộc xưa kia sống cách biệt cũng thức tỉnh nhận thức văn hóa của những thanh niên người Khương, trong đó có Er Ma, 29 tuổi, một doanh nhân có văn phòng tại thủ phủ Thành Đô nhộn nhịp của Tứ Xuyên. Công ty của Er Ma kết hợp ứng dụng trên điện thoại di động và hiểu biết về tiếp thị trên mạng để bảo tồn ngôn ngữ và truyền thống văn hóa của người Khương.

Er Ma quản lý một tổ chức phi lợi nhuận giúp bảo tồn văn hóa dân tộc Khương và một tổ chức vì lợi nhuận, giúp nông dân rao bán sản phẩm của họ trên mạng. Những nông sản này chủ yếu là hoa quả, mật ong sản xuất tại địa phương và vịt.

Tổ chức phi lợi nhuận của Er Ma đã thuê 12 chuyên gia văn hóa dân tộc Khương để hệ thống hóa và truyền đạt hiểu biết của họ về mọi thứ, từ chơi nhạc cụ truyền thống đến thực hiện nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng của người dân.

Theo Er Ma, ban đầu, họ muốn quảng bá và bảo tồn văn hóa dân tộc Khương, sau đó nâng cao sự hiểu biết của mọi người về thương hiệu Khương. “Chúng tôi muốn cả thế giới biết đến văn hóa đặc sắc của người Khương”, anh nói.

Trung Quốc đang chứng kiến sự hồi sinh của giá trị văn hóa dân tộc Khương. Ảnh: AFP.

Trung Quốc đang chứng kiến sự hồi sinh của giá trị văn hóa dân tộc Khương. Ảnh: AFP.

Trước thảm họa, văn hóa Khương chịu tác động khá lớn từ lối sống của người Hán, dân tộc chính ở Trung Quốc và cũng là dân tộc đông dân nhất trên thế giới. Rất ít người nói tiếng Khương hay chú ý đến phong tục của họ. Người dân tộc Khương ra bên ngoài thường nói tiếng Tứ Xuyên hoặc tiếng phổ thông. Tiếng Khương chỉ còn được sử dụng nhiều ở những ngôi làng hẻo lánh nằm trên các sườn núi.

“Nếu không xảy ra trận động đất đó thì tình hình người Khương còn tồi tệ hơn bây giờ”, Zila, 22 tuổi, cho biết. Zila hiện là sinh viên Đại học Thành Đô và cũng là người hỗ trợ vận hành website quảng bá văn hóa của người Khương.

Đối với những người Khương sống bằng nghề nông, chính quyền địa phương đã khuyến khích kết hợp du lịch văn hóa với nông nghiệp giá trị cao. Cherry được người Khương trồng từ cuối những năm 1990 nhưng việc kinh doanh chỉ thực sự phát triển mạnh sau động đất do được chính phủ ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng. Những người Khương từng rời địa phương đi mưu sinh ở thành phố hiện đã có thể trở về và kiếm sống bằng việc bán hoa quả.

Tại ngôi làng Longxi, người dân mở “nông gia lạc” (thú vui nhà nông),  một nhà khách để du khách có thể trải nghiệm văn hóa Khương và lựa chọn sản phẩm mua về.

Chính quyền địa phương khuyến khích nông dân kết hợp du lịch văn hóa với nông nghiệp giá trị cao. Ảnh: AFP.

Chính quyền địa phương khuyến khích nông dân kết hợp du lịch văn hóa với nông nghiệp giá trị cao. Ảnh: AFP.

Tuy nhiên, Randy LaPolla, một chuyên gia tiếng Khương tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, cho rằng văn hóa người Khương chắc chắn sẽ thay đổi khi du lịch phát triển mạnh. Mặc dù có nhiều nỗ lực để bảo tồn lối sống của dân tộc, ông lo ngại sẽ không còn nhiều ngôn ngữ và văn hóa gốc sau một thế hệ khác.

Er Ma đồng tình với quan điểm này, nhưng anh tin rằng đó là điều không thể tránh khỏi. “Chúng tôi lớn lên trong môi trường khép kín. Mọi người suy nghĩ đơn giản và dễ hài lòng. Những bây giờ mọi thứ đã khác. Đó là xu hướng của thời đại. Nếu muốn theo kịp sự phát triển của xã hội, bạn phải chấp nhận nó”, anh chia sẻ.

Huyền Lê

Theo : vnexpress.net

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…