ĐHĐCĐ KIDO Group: Tiếp tục M&A và hợp tác cho tham vọng lấp đầy gian bếp Việt

Lãnh đạo KIDO cho rằng, việc thâm nhập vào ngành hàng mới thông qua chiến lược M&A và hợp tác với đối tác nước ngoài có kinh nghiệm sẽ rút ngắn thời gian đầu tư và an toàn hơn so với cách làm trước đây.

Sáng ngày 18/4, CTCP Tập đoàn KIDO (HOSE: KDC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2018 nhằm thông qua những nội dung quan trọng liên quan đến hoạt động kinh doanh năm 2017, mức chi trả cổ tức và định hướng phát triển, kế hoạch kinh doanh cho năm 2018.

Thay mặt ban điều hành, bà Nguyễn Thị Xuân Liễu, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn cho biết, sau quá trình chuyển giao mảng bánh kẹo và tập trung chinh phục thực phẩm thiết yếu theo đúng chiến lược đã được cổ đông thông qua.

Năm 2017 cũng là năm mà KIDO có sự tích hợp của các đơn vị kinh doanh khác nhau vào KIDO. KIDO đã nâng tỷ lệ sở hữu từ 24% lên 51%, qua đó đưa Vocarimex trở thành thành viên chủ lực trong chuỗi cung ứng sản phẩm dầu ăn.

Ở ngành hàng lạnh, việc đưa vào hoạt động nhà máy tại Bắc Ninh giúp KIDO Foods mở rộng hoạt động ra phía Bắc giúp thị phần mảng kem tiếp tục dẫn đầu thị trường và gia tăng thị phần Kem lên 40,2%. Việc IPO và đưa cổ phiếu KDF lên sàn UpCom đã mở rộng cơ cấu cổ đông và tạo cơ hội cho KDF và cổ đông cùng đồng hành phát triển.

KIDO tham vọng hiện diện ở cả phân khúc thực phẩm tươi sống, đông lạnh và đồ hộp. Vì thế, trong năm 2017, KIDO đã mua lại 50% cổ phần của Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Dabaco. Với lợi thế từ chuỗi 3F từ nông trại đến bàn ăn và công nghệ của đối tác, kết hợp với năng lực marketing, hệ thống phân phối cùng sức mạnh tài chính của KIDO, chúng tôi sẽ phát triển tối đa năng lực cạnh tranh trên thị trường và tạo tiền đề để mở rộng hợp tác với các đối tác khác trong lĩnh vực tiềm năng này.

“Để đi nhanh hơn, đưa sản phẩm chất lượng đến với khách hàng nhanh hơn, KIDO tập trung nghiên cứu thị trường, chọn những sản phẩm phù hợp với thị hiếu người dùng, sau đó tìm đối tác có thương hiệu, kinh nghiệm để cùng hợp tác đưa sản phẩm ra thị trường.” Bà Liễu cho hay.

Theo bà Liễu, bằng chiến lược M&A và chính sách đào tạo để hội nhập, các thành viên của KIDO đã nhanh chóng hội nhập với tập đoàn và đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh. Năm 2017 là năm mà KDC đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng với doanh thu thuần đạt 7.016 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần doanh thu đạt được năm 2016. Lợi nhuận trước thuế đạt 561 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ đạt hơn 339 tỷ đồng.

ĐHĐCĐ KIDO Group: Tiếp tục M&A và hợp tác cho tham vọng lấp đầy gian bếp Việt - Ảnh 1.

Cơ cấu doanh số của KIDO sau quá trình chuyển đổi

Với kết quả đạt được, HĐQT KIDO trình cổ đông thông mức chi trả cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền mặt, tương ứng tổng tiền chi cổ tức hơn 329 tỷ đồng. Dự kiến sau khi phân phối lợi nhuận, KIDO còn lại hơn 2.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Năm 2018 KIDO đặt mục tiêu đạt 12.000 tỷ đồng doanh thu, tăng 71% so với doanh thu đạt được năm 2017. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 800 tỷ đồng, tăng 42,7% so với lợi nhuận trước thuế đạt được năm 2017. Nói với cổ đông về kế hoạch này, đại diện ban điều hành KDC cho biết, đóng góp vào doanh số 2018 gồm những ngành hàng chính là dầu ăn và, kem.

HĐQT cũng trình ĐHCĐ thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại KIDO lên mức 100% và ủy quyền cho HĐQT công ty thực hiện các thủ tục cần thiết bao gồm cả việc chủ động điều chỉnh ngành nghề kinh doanh của công ty nếu các ngành nghề này bị hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

Trả lời thắc mắc của cổ là vì sao lại nới room ngoại trong khi KDC chưa kín room? Ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc KIDO cho biết hiện có nhiều nhà đầu tư đang muốn đầu tư vào KDC, HDQT quyết định trình mở room để tạo điều kiện cho các quỹ đầu tư, các đối tác NN có cơ hội đầu tư. Riêng về lý do vì sao KDC trả cổ tức tiền mặt 16%, hiện KDC vẫn còn 50 triệu cổ phiếu quỹ trong khi tiền mặt có hơn 2.000 tỷ đồng nên chưa trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Về cổ phiếu quỹ, các đối tác sắp tới đang có mong muốn đầu tư cổ phần vào KDC. Nếu thị trường chấp nhận các sản phẩm mới tốt, chúng ta sẽ dùng để cho các cổ đông chiến lược, đối tác tham gia đầu tư. Còn hiện nay, KDC chưa có nhu cầu sử dụng vốn nên tạm thời chưa bán cổ phiếu quỹ.

Về dự án BDS tại số 8-12 Lê Duẩn, ông Trần Lệ Nguyên cho biết, KIDO đang tiến hành phương án và có thể sẽ hợp tác đầu tư vào quý III/2018. Giá đất từ thời KDC đầu tư với giá hiện nay đã tăng rất nhiều, tuy nhiên, do KDC xác định chỉ tập trung vào mảng thực phẩm nên định hướng là sẽ tiến hành hợp tác thay vì tự đầu tư.

Ngoài ra, ông Nguyên cũng biết thêm trong năm 2018, KIDO sẽ tiếp tục M&A một công ty khác trong ngành dầu đó là Golden Hope, công ty Vocarimex liên doanh với Malaysia để tiếp tục nâng cao thị phần ngành dầu.

Vì sao KDC lại mua Golden Hope? Ông Nguyên cho biết, mỗi năm Goden Hope có doanh số 1.600 tỷ, nhưng vấn đề về quản trị không tốt dẫn đến hiệu quả kém. Điều này sẽ khác khi KIDO tiếp quản, sự tăng trưởng của Tường An trong 2 năm qua là minh chứng cụ thể nhất.

Đồng thời, ông Nguyên cho biết KIDO cũng dự kiến sẽ thâm nhập thị trường đồ uống được làm từ nhiên nhiên thông qua việc hợp tác liên doanh với đối tác đối tác từng liên doanh với Nhật và có đến 50 năm kinh nghiệm trong ngành tại Thái Lan. Bước thứ nhất là KIDO sẽ là nhà phân phối,

Điều cổ đông lo ngại là làm sao để cạnh tranh ra sao với Masan? Theo đại diện KIDO, KDC có lợi thế về kênh phân phối, 450.000 điểm bán kênh khô và 70.000 điểm bán kênh lạnh. Sản phẩm của KDC là nhóm sản phẩm thiết yếu như dầu, kem, sắp tới tiếp tục tung ra mì gói, nước chấm. Thị trường chắc chắn cạnh tranh, KDC sẽ xây dựng tốt kênh, đội ngũ phục vụ tốt, kênh phân phối rộng khắp. Đa dạng được sản phẩm thiết yếu sẽ là lợi thế, không lo ngại cạnh tranh trên thị trường.

Theo ông Trần Kim Thành, Chủ tịch HĐQT KIDO, chúng ta đang đứng trước cơ hội lớn nhưng mô hình ngày xưa không còn phù hợp được nữa mà phải tiến đến M&A và hợp tác. “Ngày xưa đi mua đất, xây nhà xưởng và mất đến 3 năm mới có sản phẩm ra thị trường, bây giờ chúng ta không thể làm được như vậy nữa. Khi tiến hành M&A, hiệu quả từ 7.000 tỷ doanh số từ Voca và Tường An đã khác hoàn toàn sau khi về với KIDO mà chúng ta chỉ mất một thời gian ngắn hơn rất nhiều.

“Vậy thì hướng phát triển của KIDO là như thế nào? Mỗi năm tăng thêm ngành hàng tăng trưởng vài ngàn tỷ doanh số đều đặn như vậy. Nói về cạnh tranh, ngành nào chúng ta cũng gặp đối thủ, nhưng chúng ta có kinh nghiệm trong ngành và vẫn đang có được sự ủng hộ, hỗ trợ từ đối tác, nhà đầu tư.”, ông Thành chia sẻ.

Huy Nguyên

Theo Trí thức trẻ

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…