Saigon Co.op đang quyết giành lại vị thế người dẫn đầu ngành bán lẻ từ TGDĐ: Sẽ bung ra 170 cửa hàng thực phẩm và 150 cửa hàng tạp hóa để đấu lại Bách Hóa Xanh?

Saigon Co.op đang quyết giành lại vị thế người dẫn đầu ngành bán lẻ từ TGDĐ: Sẽ bung ra 170 cửa hàng thực phẩm và 150 cửa hàng tạp hóa để đấu lại Bách Hóa Xanh?

Bách hóa Xanh là một dự án đầy tham vọng của Thế giới di động. Sau những thành công rực rỡ với chuỗi Thegioididong.com và Điện Máy Xanh, đại gia bán lẻ di động lớn nhất đang tiếp tục lấn sang lĩnh vực bán lẻ thực phẩm và bách hóa.

Tuy nhiên, câu chuyện kinh doanh bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng có thể sẽ là thách thức đáng kể mà những kinh nghiệm dành cho ngành di động và điện máy chưa chắc đã hỗ trợ được nhiều. Đặc biệt là sự có mặt của rất nhiều cựu binh sừng sỏ hiện tại.

Kế hoạch mở rộng mạnh mẽ của “cựu binh” Co.op Food và Co.op Smile

Một trong những đối trọng đáng ngại của Bách Hóa Xanh ở khu vực phía Nam là Co.op Food, chuỗi cửa hàng tiện lợi tạp hóa thực phẩm của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM – Saigon Co.op.

Mô hình cửa hàng thực phẩm tiện lợi này được Saigon Co.op ra mắt lần đầu tiền vào tháng 12/2008. Kết thúc năm 2017, tức sau 9 năm đi vào hoạt động, chuỗi Co.op Food có tổng cộng 181 cửa hàng, tăng trưởng khoảng 20-30 cửa hàng mỗi năm. Tuy nhiên, hệ thống này có thể sẽ nở ra gần gấp đôi, nếu kế hoạch mở thêm 170 cửa hàng chỉ riêng trong năm 2018 được hoàn thành.

Con số này được đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm 2017 và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh năm 2018 mới đây của Saigon Co.op. Trong đó, định hướng phát triển trong 2018 của Liên hiệp được đặt vào trọng tâm chính là 2 mô hình cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food và mô hình cửa hàng tạp hóa hiện đại Co.op Smile.

Chuyên doanh các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh, đồ dùng thiết yếu trong gia đình, Co.op Food được người tiêu dùng phía Nam ưa chuộng vì sự tiện lợi, sau nhiều năm quá quen thuộc với hệ thống siêu thị Co.op Mart và Co.op Extra.

Nhờ ưu thế nhỏ gọn (diện tích khoảng 150-200m2) và kinh nghiệm hàng chục năm tìm hiểu thị hiểu người tiêu dùng phương Nam, hệ thống Co.op Food dễ dàng len lỏi sâu vào các cụm dân cư khắp khu vực trung tâm đô thị các tỉnh thành phía Nam.

Song song với chuỗi cửa hàng thực phẩm Co.op Food, Saigon Co.op còn triển khai mở rộng chuỗi tạp hóa Co.op Smile với kế hoạch mở mới lên tới 150 cửa hàng trong năm 2018.

Ngoài ra, các chuỗi bán lẻ khác của Liên hiệp này đều có chỉ tiêu mở mới như Co.opmart (19 siêu thị), Co.opXtra (2 đại siêu thị), cửa hàng tiện lợi Cheers (50 cửa hàng), và thêm 1 Co.opmart phân khúc cao (Finelife).

Cùng với việc phát triển hệ thống, mở rộng thị trường, nhà bán lẻ 25 tuổi đời cũng chú trọng tối ưu hóa quy trình kinh doanh mới: Hoàn thiện chuỗi cung ứng, đáp ứng tốt dịch vụ giao nhận của các mô hình kinh doanh hiện tại và trong chiến lược phát triển, đồng thời tổ chức thực hiện tốt chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặt mục tiêu doanh số tăng trưởng 10% so với năm 2017.

Năm 2017, Saigon Co.op đạt doanh thu gần 30.000 tỷ đồng. Năm 2016, con số này là 28.000 tỷ đồng.

Sức ép lớn với Bách Hóa Xanh

Năm 2016 cũng là thời điểm doanh nghiệp này mất ngôi vương thị trường bán lẻ Việt Nam về tay Thế giới Di động .

Tuy nhiên, sự thành công của Thế giới di động được biết đến chủ yếu với lĩnh vực di động và điện máy, nơi người tiêu dùng mua sắm với những khoản chi hàng triệu, chục triệu đồng. Với mảng kinh doanh thực phẩm, tạp hóa, nơi người dùng chỉ dành ngân sách từ vài chục tới vài trăm ngàn đồng cho việc chi tiêu, những kinh nghiệm mà TGDĐ đã có sau khi mở vài ngàn cửa hàng di động, điện máy chưa chắc đã phát huy tác dụng.

Một số ý kiến từ khách hàng thực tế cũng cho thấy, khi đến mua rau hay thịt, họ cũng không cần (thậm chí là cảm thấy mất tự nhiên) nếu nhân viên siêu thị cứ đi theo mời chào và tư vấn, điều mà ai cũng có nhu cầu khi mua sắm điện thoại hay ti vi.

Saigon Co.op đang quyết giành lại vị thế người dẫn đầu ngành bán lẻ từ TGDĐ: Sẽ bung ra 170 cửa hàng thực phẩm và 150 cửa hàng tạp hóa để đấu lại Bách Hóa Xanh? - Ảnh 1.

Một bình luận của khách hàng trên website Bách Hóa Xanh.

Hiện tại, khả năng phát triển trong mảng bán lẻ thực phẩm và tạp hóa của Bách Hóa Xanh vẫn đang là dấu hỏi với giới kinh doanh đầu tư. Trên thực tế, khi Bách Hóa Xanh vẫn loay hoay chưa ra khỏi vùng ven TPHCM, thì  Co.op Food đã chính thức “Bắc tiến” ra thị trường Hà Nội vào cuối năm ngoái, với 2 cửa hàng đặt tại các khu dân cư sầm uất tại quận Thanh Xuân và quận Nam Từ Liêm.

Và ở thị trường phía Bắc, sức ép chờ đón Bách Hóa Xanh sẽ còn khốc liệt hơn nữa, nơi đối thủ sừng sỏ nhất là hàng trăm cửa hàng Vinmart+ đang phát triển như vũ bão.

Theo Bảo Bảo

Trí thức trẻ

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…