Mạng lưới logistics thông minh ASEAN: Nền tảng thúc đẩy hội nhập logistics

Mạng lưới logistics thông minh ASEAN (ASLN) là một nền tảng nhằm mục đích thúc đẩy sự liên kết và hội nhập logistics trong khối ASEAN. Ngoài việc cải thiện khả năng kết nối giữa nhóm 10 thành viên, ASLN còn tìm cách thúc đẩy việc sử dụng cơ sở hạ tầng logistics thông minh và bền vững, hỗ trợ Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN 2025, là một chính sách thúc đẩy hội nhập giữa các thành viên ASEAN.

ASLN được khởi động vào tháng 11/2020 với dự án đầu tiên là phát triển Trung tâm logistics kho vận nội địa Vĩnh Phúc (Siêu Cảng) giữa Singapore và Việt Nam. Một năm trôi qua, có những tiến bộ đã đạt được và những cơ hội có thể mang lại cho các nhà đầu tư nước ngoài trong khu vực.

Mạng lưới logistics thông minh ASEAN trên thực tế

Cho đến nay, hai dự án đã được khởi động trong khuôn khổ ASLN: một ở Việt Nam và một ở Campuchia. Các dự án này đưa ra cái nhìn về ASLN trên thực tế.

Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc: Dự án đầu tiên thuộc ASLN là Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc, nằm ở tỉnh Vĩnh Phúc. Việt Nam và Singapore đã cùng nhau khởi động dự án này vào tháng 11/2020 tại một sự kiện có sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ hai nước. Dự án sẽ cho thấy sự phát triển của một kho container nội địa và trung tâm hậu cần tại Vĩnh Phúc, nơi mà các nhà quy hoạch gọi là “siêu cảng”.

Sau khi hoàn thành, đây sẽ là một trong những trung tâm hậu cần lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam, kết nối 20 khu công nghiệp bằng đường sắt, đường bộ và đường hàng không, cũng như kết nối với Hà Nội, Sân bay quốc tế Hải Phòng và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Dự án do Tập đoàn T&T của Việt Nam và Tập đoàn YCH của Singapore quản lý và có hơn 166 triệu USD tài trợ.

Khu liên hợp logistics Phnom Penh: Vào tháng 3/2021, Bộ Giao thông Công chính Campuchia và Tập đoàn YCH của Singapore đã công bố một thỏa thuận khung để phát triển Khu liên hợp logistics Phnom Penh ở Campuchia. Đây là dự án thứ hai được khởi động theo ASLN.

Theo thỏa thuận, Khu liên hợp logistics Phnom Penh được thiết kế để trở thành một khu phức hợp hậu cần “hiện đại, đẳng cấp thế giới”, sử dụng công nghệ hậu cần để cải thiện khả năng phục hồi, khả năng hiển thị và quy trình hậu cần. Nó cũng sẽ có một học viện đào tạo và trung tâm khởi nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực của Campuchia trong lĩnh vực hậu cần. Giống như dự án ở Việt Nam, dự án này hướng tới mục tiêu tuân theo khái niệm “siêu cảng” của Tập đoàn YCH. Dự án có chi phí ước tính khoảng 200 triệu USD và sẽ bắt đầu vào năm 2022.

Cơ hội đối với các nhà đầu tư nước ngoài

Hai dự án đầu tiên trong khuôn khổ ASLN có thể tiết lộ xu hướng về các dự án trong tương lai và cách các nhà đầu tư nước ngoài có thể hưởng lợi từ chúng. Đáng chú ý, cả hai dự án đều có sự tham gia của Tập đoàn YCH của Singapore dẫn đầu việc phát triển cơ sở hạ tầng hậu cần ở các nước sở tại kém phát triển hơn. Mặc dù không chắc rằng tất cả các dự án ASLN sẽ bao gồm YCH Group, nhưng có thể các dự án khác sẽ thấy các công ty có kinh nghiệm, chuyên môn và nguồn lực ở các thị trường phát triển hơn dẫn đầu các dự án cùng với các đối tác địa phương ở nước sở tại.

Mặc dù các thực thể chính trong các dự án ASLN sẽ có trụ sở tại ASEAN, các công ty nước ngoài có thể tham gia thông qua việc cung cấp các dịch vụ tư vấn, hàng hóa và dịch vụ được sử dụng để phát triển cơ sở hạ tầng và các hình thức hợp tác khác. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài có thể trở thành nhà tài trợ chính cho các dự án ASLN. Các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong khu vực ASEAN cũng được hưởng lợi từ kết quả của các dự án, ngay cả khi họ không trực tiếp tham gia. Với tình trạng thiếu hụt cơ sở hạ tầng nghiêm trọng ở nhiều nước ASEAN, hội nhập khu vực nhiều hơn sẽ dẫn đến hậu cần rẻ hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn, mang lại lợi ích cho thương mại hàng hóa và dịch vụ trong khu vực.

Đóng góp vào Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN 2025

Mục tiêu của ASLN là thúc đẩy các ưu tiên hậu cần được nêu trong Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025. Logistics chỉ là một lĩnh vực trong kế hoạch tổng thể, cũng tập trung vào cơ sở hạ tầng bền vững, đổi mới kỹ thuật số, sự cải thiện về quy định và sự di chuyển của con người, cùng với các lĩnh vực khác. Về hậu cần, kế hoạch tổng thể nêu rõ hai mục tiêu chiến lược: giảm chi phí chuỗi cung ứng ở mỗi quốc gia thành viên ASEAN và cải thiện tốc độ và độ tin cậy của chuỗi cung ứng ở mỗi quốc gia thành viên ASEAN.

Để theo đuổi hai mục tiêu chiến lược này, kế hoạch tổng thể bao gồm hai sáng kiến, đó là: (i) Tăng cường khả năng cạnh tranh của ASEAN thông qua các tuyến thương mại và dịch vụ hậu cần được tăng cường; và (ii) Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng thông qua giải quyết các điểm tắc nghẽn chính.

Các ưu tiên về hậu cần cũng được đưa vào các mục tiêu khác trong kế hoạch tổng thể, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng mềm để hỗ trợ hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển thương mại điện tử và đưa ra các thước đo khách quan về tiến độ và các điểm nghẽn. Tuy nhiên, kế hoạch tổng thể lưu ý rằng các sáng kiến trước đây nhằm cải thiện hậu cần ở ASEAN đã không phát triển nhanh chóng như mong đợi. Theo kế hoạch tổng thể, điều này là do sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan chính phủ và việc chia sẻ các phương pháp tốt nhất.

Trước những thách thức này, kế hoạch tổng thể lưu ý rằng có cơ hội tạo ra các cơ chế để hỗ trợ sự hợp tác nhiều hơn giữa các công ty hậu cần, các tổ chức nghiên cứu và các quốc gia thành viên ASEAN như một phương tiện để xác định các điểm nghẽn trên các lĩnh vực chính trong chuỗi cung ứng của khu vực.

Nhật Quang

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…