Tại sao lại để người kinh doanh bất an với thuế?

Săp tới đây sàn thương mại điện tử sẽ gặp khó từ ngành thuế - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử bất an trước thông tư 40 ban hành ngày 1-6-2021 hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Săp tới đây sàn thương mại điện tử sẽ gặp khó từ ngành thuế – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Điều 8, khoản 1, điểm đ thông tư này quy định: “Tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân theo lộ trình của cơ quan thuế”. Chỉ một câu trong thông tư này thôi nhưng hệ quả của nó được ví như một “quả bom” đối với ngành thương mại điện tử đang rất tiềm năng.

Căn cứ pháp lý có vấn đề?

Trong khi đó, Luật thuế thu nhập cá nhân quy định các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tự kê khai, khấu trừ, nộp thuế. Luật quản lý thuế cũng quy định cá nhân kinh doanh phải tự kê khai và nộp thuế tại nơi họ đặt địa điểm kinh doanh. Các doanh nghiệp băn khoăn khi hướng dẫn như vậy không biết thông tư 40 lấy căn cứ pháp lý từ đâu?

Về bản chất, một sàn thương mại điện tử không phải là một đơn vị trả thu nhập; đây thực ra là một cái chợ công nghệ do doanh nghiệp sở hữu cung cấp để bên bán và bên mua kết nối với nhau, thực hiện được giao dịch tiện lợi với chi phí thấp nhất.

Các doanh nghiệp kinh doanh sàn thương mại điện tử chắc chắn phải đau đầu với quy định mới. Hiện pháp luật quy định cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì được miễn thuế. Nhưng làm sao các sàn biết doanh thu, thu nhập người bán trên sàn thực sự thế nào?

Thời gian có hiệu lực của thông tư từ 1-8-2021, với thời gian gấp gáp như thế cách nào để thực hiện? Với những doanh nghiệp có nền tảng xuyên quốc gia, chắc chắn việc điều chỉnh hệ thống hạ tầng để đáp ứng quy định riêng như Việt Nam là không dễ.

Luật quản lý thuế quy định cá nhân kinh doanh phải kê khai và nộp thuế tại nơi họ đặt địa điểm kinh doanh, nay khi các doanh nghiệp sàn phải khai tại Hà Nội và TP.HCM, liệu có phù hợp với luật và có tạo chồng chéo? Hàng loạt câu hỏi đặt ra mà doanh nghiệp không trả lời được. Điều mà doanh nghiệp biết chắc chắn là chi phí thực hiện quy định này sẽ cực kỳ lớn.

Qua trao đổi với một số doanh nghiệp, điều đáng lo nhất của các sàn thương mại điện tử là mất khách hàng. Để kê khai và khấu trừ thuế thì khả năng các sàn buộc phải khấu trừ tiền thuế của người kinh doanh trước giao dịch. 

Ở vị trí người bán, tội gì họ phải mang hàng lên sàn thương mại điện tử bán cho đắt đỏ và phức tạp. Họ sẽ chuyển sang kinh doanh trên các mạng xã hội khác hiện chưa được xem là sàn thương mại điện tử hoặc “bê hàng” trở về hình thức truyền thống cho tiện. 

Cơ quan nhà nước chắc cũng khó bắt ban quản lý chợ truyền thống phải đi quyết toán, nộp thuế thay cho các tiểu thương như trên chợ điện tử!

Lo rủi ro chính sách

Một doanh nghiệp nói với tôi rằng rủi ro từ thương trường, từ cạnh tranh đã khắc nghiệt, nhưng rủi ro từ thay đổi chính sách, pháp luật có khi lại khắc nghiệt hơn nhiều lần. 

Thương mại điện tử là một xu hướng tiến bộ, văn minh, cần khuyến khích, một mô hình mua bán mới chưa hình thành được thói quen của người dùng tại Việt Nam; trong thời gian qua, các doanh nghiệp ngành hàng đã miệt mài, nỗ lực vượt qua bao nhiêu khó khăn để kéo được người sử dụng trong bối cảnh không có nhiều sự hỗ trợ từ Nhà nước, thì những chính sách như thông tư 40 lại có thể nhanh chóng làm tiêu tan nỗ lực trên. Đó là điều các cơ quan soạn thảo chính sách cần phải rất cẩn trọng.

Theo Tuổi Trẻ

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…