31% phụ nữ Việt làm chủ doanh nghiệp, cao nhất Đông Nam Á

Thu nhập, văn hoá, môi trường làm việc… được coi là những yếu tố cốt lõi tạo nên sự bình đẳng, phát triển bền vững tại các doanh nghiệp.

Đề cập tới giá trị bình đẳng trong phát triển doanh nghiệp tại diễn đàn được tổ chức ngày 13/7, ông Lê Quân – Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội cho rằng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài 30 năm qua đã giúp Việt Nam có diện mạo mới với đội ngũ nữ lãnh đạo đông đảo. Nhờ đó, 31% phụ nữ Việt Nam làm chủ doanh nghiệp, cao nhất Đông Nam Á.

“Doanh nghiệp phát triển nếu chỉ dựa vào sân sau, sân trước thì bình đẳng giới sẽ rất khó khăn. Ngược lại, nếu chú trọng phát triển dựa vào đổi mới sáng tạo, chuỗi giá trị, xây dựng giá trị con người… thì yếu tố bình đẳng sẽ được phát huy”, ông Quân nhấn mạnh.

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và xã hội

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và xã hội.

Nhìn nhận về bình đẳng trong doanh nghiệp, ông Justin Baguley – Phó đại sứ Australia tại Việt Nam chia sẻ, bình đẳng giới góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Dẫn một nghiên cứu của McKenzie, ông Baguley cho biết, tăng trưởng bình đẳng cho phụ nữ sẽ tạo ra giá trị tăng thêm khoảng 12.000 tỷ USD cho GDP toàn cầu vào năm 2025. Con số này cao hơn GDP của Trung Quốc.

Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, các doanh nghiệp bình đẳng giới có lợi nhuận cao hơn. Theo kết quả nghiên cứu tại 22.000 doanh nghiệp ở 91 quốc gia năm 2016, doanh nghiệp có nhiều phụ nữ hơn sẽ đem lại mức tăng 6% lợi nhuận ròng. Doanh nghiệp có tỷ lệ phụ nữ 30% trong cơ cấu nhân sự, sẽ góp tăng 15% doanh thu.

Với đặc thù ngành may mặc, 72,5% lao động tại Công ty May 10 là nữ giới, trong đó 51% nữ đảm nhận vị trí lãnh đạo cấp phòng. Kết quả này, theo ông Thân Đức Việt – phó tổng giám đốc – ngoài nhờ “quy luật tự nhiên ngành may sử dụng đa phần lao động nữ, còn do doanh nghiệp luôn xây dựng môi trường bình đẳng từ trên xuống dưới”.

Khi bàn đến vấn đề bình đẳng giới, nhiều người vẫn nghĩ là thiệt cho nữ giới. Tuy nhiên, Phó tổng May 10 lại cho rằng, ở công ty ông, thiệt thòi phần nhiều thuộc về nam giới. “Chính vì vậy mà tại các buổi tan ca, đàn ông May 10 đi đón con không ít”, ông Việt hồ hởi nói.

Phó tổng giám đốc May 10 thừa nhận, thu nhập, văn hoá, môi trường làm việc là những yếu tố cốt lõi tạo nên sự phát triển bền vững. Doanh nghiệp này luôn tuyên truyền cho nam giới hiểu được vai trò của phụ nữ, hiểu được sự vất vả, vừa phải đảm bảo thiên chức trong gia đình, vừa đảm đương công việc.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Quân cũng chỉ ra hàng loạt các thách thức còn tồn tại như khoảng cách giới trong phân bổ việc làm theo khu vực, nghề nghiệp; phụ nữ vẫn khó khăn hơn nam giới trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là các nhóm lao động nữ nghèo, nữ nông thôn, nữ di cư, nữ dân tộc thiểu số.

Từ đó, ông Lê Quân cho rằng, cần đưa ra những giải pháp, đề xuất chính sách cũng như mô hình để giải quyết các vấn đề bất cập trên nhằm hướng tới phát triển bền vững cho cả doanh nghiệp và nền kinh tế.

Chia sẻ điều này, bà Hà Thu Thanh – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam cho rằng, giá trị lớn nhất bình đẳng mang lại cho doanh nghiệp là tạo dựng văn hóa, tăng năng suất lao động, lợi nhuận. Bản thân các doanh nghiệp đã ý thức được tầm quan trọng của lao động nữ. Tuy nhiên theo bà, xã hội, doanh nghiệp vẫn cần có biện pháp thiết thực hơn để tạo sự cân bằng, bình đẳng.

Anh Minh

Theo : vnexpress.net

[elementor-template id=”16904″]

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…