Thông qua Tuyên bố chung ASEAN – Nhật Bản về sáng kiến phục hồi kinh tế ứng phó với dịch Covid-19

Để triển khai chỉ đạo của các nhà Lãnh đạo tại Tuyên bố chung Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN+3, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN – Nhật Bản đã chính thức thông qua Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN – Nhật Bản về sáng kiến phục hồi kinh tế ứng phó với dịch Covid-19. Trước đó, tại Hội nghị cấp cao ASEAN+3 đặc biệt về ứng phó với dịch Covid-19 dưới hình thức trực tuyến, lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đã thông qua Tuyên bố chung nhằm kịp thời ứng phó với ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến sức khỏe người dân, khắc phục các hậu quả kinh tế-xã hội trong khu vực và toàn cầu.

Được xây dựng trên cơ sở các nội dung chính của Tuyên bố chung do Việt Nam đề xuất và được các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 26 tại Đà Nẵng, Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN – Nhật Bản về sáng kiến phục hồi kinh tế ứng phó với dịch Covid-19 khẳng định sự thống nhất giữa các quốc gia ASEAN và Nhật Bản trong nỗ lực triển khai các chính sách nhằm đạt được ba mục tiêu trọng tâm: Duy trì các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa ASEAN và Nhật Bản; Giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế; Tăng cường khả năng phục hồi kinh tế.

Để đạt được mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế, tại Tuyên bố chung này, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Nhật Bản thống nhất các nguyên tắc chung về hợp tác kinh tế như: cam kết nỗ lực duy trì mở cửa thị trường và ngăn chặn sự đình trệ của các hoạt động kinh tế; củng cố, xây dựng chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu theo hướng bền vững, đa dạng, đảm bảo lưu thông các mặt hàng thiết yếu; tìm kiếm các giải pháp sáng tạo như kỹ thuật số để đảm bảo sự hoạt động liên tục của các doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.

Từ bao lâu nay, ASEAN và Nhật Bản luôn là những mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực. Chính vì vậy tại Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN – Nhật Bản về sáng kiến phục hồi kinh tế ứng phó với dịch Covid-19, các Bộ trưởng đã khẳng định lại mối quan hệ kinh tế truyền thống, chặt chẽ và liên tục phát triển giữa ASEAN và Nhật Bản trong lĩnh vực thương mại và đầu tư vì sự thịnh vượng của đôi bên. Hiện Nhật Bản là nhà đầu tư FDI lớn thứ hai và là đối tác thương mại lớn thứ tư của ASEAN; ngược lại ASEAN cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của Nhật Bản.

Trong những năm qua, ASEAN và Nhật Bản đều đã hợp tác chặt chẽ trong các cuộc khủng hoảng khác từ thiên tai trong khu vực đến khủng hoàng tài chính châu Á cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhật Bản cũng là nước tham gia hỗ trợ tích cực cho ASEAN trong thu hẹp khoảng cách phát triển, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo về công nghệ thông tin, y tế sức khỏe; thúc đẩy giao lưu hiểu biết giữa người dân hai khu vực thông qua nhiều dự án, chương trình thiết thực. Chính vì vậy các Bộ trưởng bày tỏ sự tin tưởng rằng ASEAN và Nhật Bản sẽ cùng hợp tác chặt chẽ để vượt qua những thách thức kinh tế do sự bùng phát dịch Covid-19.

Từ nền tảng thành công đạt được, trong thời gian tới các Bộ trưởng ASEAN và Nhật Bản nhất trí sẽ thúc đẩy “Kế hoạch hành động để phục hồi kinh tế ASEAN – Nhật Bản” để sớm triển khai các biện pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp hai bên ứng phó với hậu quả của dịch Covid-19; đồng thời củng cố chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, tiến tới phục hồi nền kinh tế ASEAN và Nhật Bản

Theo BizC.vn

Trending

CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

Albert Bourla được chọn vì những gì Pfizer đã làm trong năm qua, giúp kinh…

Ông Trương Văn Phước: Gói hỗ trợ kích thích, câu hỏi đầu tiên – tiền đâu?

Về phương án huy động vốn để thực hiện gói hỗ trợ, ông Trương Văn…

Anh thử nghiệm vắc xin Covid-19 thế hệ 2 là miếng dán trên da

Vắc xin Emergex dạng miếng dán sử dụng tế bào T để tiêu diệt tế…

Pfizer công bố thuốc viên trị Covid-19 “hiệu quả 89%”

Hãng dược Pfizer (Mỹ) ngày 5-11 cho biết thuốc trị Covid-19 dạng viên của họ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *